Con có giúp mẹ hay không? Con có giúp mẹ không (nào)?

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 119)

- Con có giúp mẹ không (nào)?

Biểu thức dạng có + P + hay + không? có biến thể thành có + P + không?

cũng giống với biểu thức hay + P ở chỗ chủ ngôn chỉ hỏi để yêu cầu tiếp ngôn trả lời là tiếp nhận hay từ chối hành động được nêu ra trong lời nhờ có mục đích hỏi chứ không yêu cầu giải đáp cái chưa biết nên xét về đích ngôn trong chung chính, nó như một lời nhờ, hoặc một lời yêu cầu.Việc nhận diện

117

mục đích nhờ ở dạng biểu thức này bắt buộc phải dựa vào ngữ cảnh hội thoại để suy ý thì mới phân biệt được lời nhờ với lời hỏi chính danh.

Ví dụ: Hội thoại 1 :

A : 11 giờ trưa rồi đấy. Con có giúp mẹ nấu cơm không nào ?

B : Vâng, con xuống bếp ngay đây.

Hội thoại 2 :

A : Hôm qua con có giúp bố nấu cơm không ?

B : Không ạ ! Bố bảo bố xuống bà nội ăn cho con đỡ phải nấu.

Hai đoạn hội thoại trên, dựa vào ngữ cảnh ta thấy : Hội thoại 1 ―có giúp mẹ nấu cơm không nào‖ là một lời nhờ dưới dạng hỏi vì nó đứng trước tiểu từ tình thái cầu khiến nào. Còn ở hội thoại 2, ―hôm qua‖ báo hiệu cho lời hỏi ―con có giúp bố nấu cơm không ?‖ là hỏi cho sự việc đã xảy ra nên nó là lời hỏi chính danh, hỏi nhằm mục đích lấy thông tin. Vì dạng cấu trúc này rất dễ lẫn với lời hỏi chính danh nên để dễ nhận diện hơn, người ta thường dùng kèm với các lời phụ trợ khác (Ví dụ ở hội thoại 1 là thông tin ―11 giờ trưa rồi đấy‖). Khi dùng để thể hiện lời nhờ mang tính lịch sự thì chủ ngôn có thể thêm từ được vào trước từ không tạo thành cụm từ được không.

Ví dụ: Hội thoại 1’

A : 11 giờ trưa rồi đấy. Con có giúp mẹ nấu cơm được không ?

. B : Vâng, con xuống bếp ngay đây.

d. Biểu thức dạng: D2 + có thể + P + không / được không? D2 + P + được không? D2 + P + được không?

Theo [10], đây là dạng biểu thức hỏi về khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn, nghĩa khái quát của biểu thức :

118

Có thể được từ điển tiếng Việt giải thích là: có thể được dùng phụ trước động từ với nghĩa có khả năng hoặc điều kiện, chủ quan hoặc khách quan làm điều gì. Vì thế lời hỏi chứa có thể dùng để hỏi về khả năng có thực hiện hành động của tiếp ngôn. Lời đáp của biểu thức cũng chứa hai khả năng, có thể

hoặc không thể. Lời đáp có thể là lời đáp tích cực, ngược lại, lời đáp không thể là lời dáp tiêu cực. Khi hỏi để nhằm mục đích nhờ, người nói dự liệu trước lời đáp theo hướng tích cực kéo theo hệ quả là người nghe sẽ thực hiện hành động đã nêu trong lời hỏi. Vì vậy, lời hỏi có mục đích nhờ về khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn được xây dựng trên nguyên tắc suy ý đồng hướng. Với lời hỏi dạng này, lời đáp tiêu cực không chính là hành động từ chối lời nhờ.

Ví dụ: Hội thoại 1

A: Anh có thể giúp em kê giường lại không?

B: Có chứ, chờ anh một chút.

Hội thoại 2

A: Em nhờ anh với

B: Sao em ?

A: Anh đóng cửa giúp em được không? Lạnh quá B: Để anh chạy ra đóng cửa luôn.

Hội thoại 3

A: Cháu có thể viết hộ bác bức thư cho chị được không?

B: Vâng, tối nay cháu viết rồi sáng mai ra bưu điện gửi

Các ví dụ theo hội thoại trên, chủ ngôn nhờ tiếp ngôn một hành động nào đó mà người thực hiện hành động chính là tiếp ngôn. Tiếp ngôn đều đồng ý với lời nhờ của chủ ngôn.

119

Bên cạnh hành động nhờ, biểu thức trên có thể tham gia biểu đạt các hành động cầu khiến tường minh rất phong phú như: đề nghị, mời, cầu xin.

Ví dụ về hành động đề nghị:

Các chị có thể lau dọn sạch khu lễ tân trước ba giờ được không?

Ví dụ về hành động mời:

Em có thể đi xem phim cùng anh được không?

Ví dụ về hành động cầu xin:

Em có thể xin cô nghỉ học một buổi được không ?

Biểu thức trên còn có dạng biến thể nêu nguyện vọng của chủ ngôn:

D1 + V + đƣợc không?

Ngữ nghĩa khái quát của biểu thức thể hiện qua một số ví dụ sau:

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)