Anh làm ơn xem lại giúp em anh ạ, em không chuyển cơ sở dữ liệu công ty mình.

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 44)

công ty mình.

Ở trong trường hợp này, lời nhờ thiên về sắc thái cầu rất cao, sắc thái khiến zêrô.

42

2.1.3. Tiêu chí hồi đáp của hành động nhờ

2.1.3.1. Tiếp ngôn đáp lại bằng hành động ngôn từ.

Như chúng ta đã biết, đặc trưng của hành động cầu khiến là khi nói xong đồng thời ta đã thực hiện xong hành động ngôn từ đó. Với hành động nhờ, cũng như các hành động cầu khiến khác thì chủ ngôn, tức người phát ra phát ngôn luôn có xu hướng chờ đợi tiếp ngôn đáp lại bằng hành động. Một trong các hành động đáp lại này là hành động ngôn từ.

Ví dụ 1: Tài xạ kích của tôi quả là hạng bét. Viên đạn bay vù một cái, chui qua vòm lá, mất tiêu. Trong khi đó, trái xoài vẫn còn nguyên vẹn trên cây và ngạo nghễ nhìn xuống như muốn chọc tức tôi.

. Tôi ngó Ngạn lẩm bẩm:

- Hình như viên sỏi của tao nó bị méo hay sao ấy! Mày bắn giúp tao coi sao

Không thèm để ý đến lời bào chữa của tôi, Nhạn nhìn lên tàng cây nói - Rồi, để đó em bắn cho

(Hạ Đỏ, Nguyễn Nhật Ánh, tr 20) Trong đoạn hội thoại chứa lời nhờ trên tiếp ngôn phản hồi lời của chủ ngôn qua việc đưa ra phương án trả lời là đồng ý với lời đề nghị của chủ ngôn: ―Rồi, để đó em bắn cho‖

Vì lời nhờ có tính cầu cao, nét đặc trưng của lời nhờ là vị thế giao tiếp của chủ ngôn thường thấp hơn tiếp ngôn nên tùy bối cảnh giao tiếp, động cơ giao tiếp, phương án hồi đáp bằng hành động ngôn từ của tiếp ngôn có thể là lời từ chối lời nhờ của chủ ngôn.

Ví dụ 2: Nhỏ Thơm trấn an tôi. Rồi như thấy tôi vẫn chưa hết hoảng hốt nó nói lảng sang chuyện khác:

43

Tôi chớp mắt, buột miệng quảng cáo - Nhưng cuốn ở nhà còn hay hơn nhiều Nhỏ Thơm sáng mắt lên. Nó nhanh nhẩu:

- Ngày mai anh mang sách xuống đổi giùm Thơm nghen

Tôi làm bộ

- Thôi, ngày mai nắng lắm, tôi làm biếng thấy mồ.

(Hạ Đỏ, Nguyễn Nhật Ánh,tr 53) Ví dụ 3: Hội thoại

(Mẹ nói với con)

- Con rửa hộ mẹ mấy cái cốc nhé.

- Con đang học bài mà mẹ.

Tiếp ngôn ở ví dụ 2 trả lời bằng lời từ chối trực tiếp với từ ―thôi‖ điển hình cho lời từ chối. Tiếp ngôn ở ví dụ 3 từ chối bằng lời từ chối gián tiếp với đích ngôn trung là : con đang làm một hành động khác là học bài nên con không thể rửa bát giúp mẹ được.

2.1.3.2. Tiếp ngôn đáp lại bằng hành động vật lý.

Mục đích chính thống của hành động nhờ trong tiếng Việt chính là để người nghe làm hoặc thực hiện một hành động gì đó cho mình vì bản chất của hành động nhờ là mang tính hướng ngoại cao. Hành động nhờ có đặc trưng như thế nên việc hồi đáp với chủ ngôn có thể bằng hành động ngôn từ như trên trình bày hoặc bằng một hành động vật lý cụ thể. Hành động vật lý ở đây có thể hiểu là các hành động lắc đầu khi không đồng ý, gật đầu khi đồng ý, im lặng khi không muốn nói ra hoặc thực hiện hành động theo lời nhờ của chủ ngôn.

Ví dụ 1: Mụ móc trong túi ra quyển sổ con và cây bút máy, đặt lên bàn, Tư Mắm rời ghế đứng dậy, bước ra ngoài tối.

44

Nghe hắn nói vọng vào “Khuya rồi mà không mưa được oi bức quá. Đứng đây một lúc cho mát. Dì Tư, hễ được cháo thì dì nhấc ra, nướng giùm luôn vài con cua, nghe dì

Thấy tôi lại ngáp, dì Tư Béo đến bên bảo tôi xuống thuyền mui ống của dì đậu trong mương, đi ngủ trước đi. Mụ vợ Tư Mắm vẫy tôi đến, giúi vào tay tôi tờ bạc năm hào, tôi không lấy, đặt trả lên bàn…

(Đất rừng Phương Nam, Đoàn Giỏi) Ở ví dụ trên, dì Tư béo phản hồi hành động nhờ của Tư Mắm bằng một hành động khác, trong mạch chuyện, những việc lặt vặt do An (tôi) làm, dì Tư béo thấy An ngáp nên nhắc An đi ngủ với ý cứ để dì làm nốt những việc Tư Mắm nói.

Ví dụ 2: Thật may, dì tôi không hỏi gặng, Dì chỉ nói

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)