- Cháu cầm cái nia ra đưa cho nó giúp dì!
2.1.4. Những dấu hiệu hình thức để nhận diện phát ngôn nhờ
Không chỉ chú trọng đến ngữ cảnh của phát ngôn, dụng học còn quan tâm đặc biệt đến các dấu hiệu hình thức đặc trưng của các phát ngôn, đặc biệt là phát ngôn cầu khiến. Theo quan điểm của Searle [27], một hành động ngôn ngữ được nhận diện khi nó chứa một hoặc một vài dấu hiệu hình thức sau đây: Ngữ điệu, mối quan hệ giữa câu và ngữ cảnh, vị từ ngôn hành, các kiểu kết cấu điển mẫu như kết cấu hỏi, kết cấu cầu khiến, kết cấu cảm thán,… các từ ngữ chuyên dùng chẳng hạn như các đại từ nghi vấn đánh dấu hành động nghi vấn, hay nhóm từ giúp, hộ, cho đánh dấu hành động nhờ nói riêng và hành động cầu khiến nói chung. Đồng nhận định với Searle, J.Lyons [25] cũng từng khẳng định là ngoài động từ ngôn hành, hiệu lực ở lời còn được đánh dấu bằng một tiểu từ tình thái đặc biệt, bằng một hình thức ngữ pháp đặc biệt, hoặc thậm chí bằng một kiểu ngữ điệu đặc biệt.
Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cho đích ngôn trung được chia thành hai loại là tường minh và nguyên cấp. Phương tiện tường minh của hành động cầu khiến chính là một biểu thức chứa vị từ ngôn hành K1.
K1 = D1 + Vnhck+ D2 + V(p)
Ở biểu thức K1, chủ ngôn D1 là danh từ ngôi thứ nhất đứng trước vị từ ngôn hành và từ trỏ tiếp ngôn là danh từ / đại từ ngôi thứ hai đứng sau vị từ ngôn hành. Lời ngôn hành tường minh gọi là lời ngôn hành chứa phương tiện tường minh, ở đây là vị từ ngôn hành cầu khiến tường minh. Phương tiện nguyên cấp của hành động cầu khiến chính là một biểu thức chứa lực ngôn trung được thể hiện bằng dấu hiệu đặc trưng của cấu trúc và những phương tiện hình thức đặc trưng có giá trị biểu hiện hiệu lực ngôn trung thì được gọi
46
là lời ngôn hành hàm ẩn tức lời ngôn hành nguyên cấp. Phương tiện nguyên cấp bao gồm những phương tiện ngữ pháp và phương tiện từ vựng ngoài vị từ ngôn hành của hành động nhờ trong tiếng Việt.