Hành động hiển ngô n/ trực tiếp và hàm ngô n/ gián tiếp

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 27)

10 nhờ Cầu cao Làm Vnh = nhờ; vớ

1.1.5.2. Hành động hiển ngô n/ trực tiếp và hàm ngô n/ gián tiếp

Theo [10], hành động hiển ngôn là hành động mà đích ngôn trung được biểu hiện trực tiếp bằng dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó còn gọi là phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung. Hành động hàm ngôn là hành động mà đích ngôn trung không được biểu hiện trực tiếp bằng phương tiện chỉ dẫn lực

25

ngôn trung của nó mà được biểu hiện gián tiếp thông qua phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của hành động khác.

Ví dụ: (1). (Lúc nãy) Anh có tắt tivi không?

(2). Anh có thể tắt tivi được không?

Ở ví dụ (1) chủ ngôn chỉ chờ đợi tiếp ngôn xác nhận một trong hai khả năng ―có‖ hoặc ―không‖ là được, tức là phát ngôn này nhằm mục đích ngôn trung là muốn người nghe trả lời cho lời hỏi nên đó được coi là hành động ngôn trung trực tiếp. Ở phát ngôn (2) chủ ngôn hỏi tiếp ngôn về khả năng ―tắt tivi‖ thì chủ ngôn ít nhiều đã biết hoặc kỳ vọng vào khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn. Trong phát ngôn (2), nếu người nghe trả lời là ―có‖ thì người nói sẽ yêu cầu người nghe thực hiện hành động ―tắt tivi‖. Kiểu lời hỏi (2) này khác với lời hỏi (1) nhằm vào sự xác nhận về hành động – thường là đã xảy ra. Vì thế lời hỏi (2) này chứa hàm ý: muốn người nghe thực hiện hành động ―tắt tivi‖. Tổng kết lại, lời hỏi (2) chứa hai hành động: 1- Hành động dẫn nhập được biểu thị bằng hiển ngôn. 2 - Hành động cầu khiến là hành động đích thì dược thực hiện bằng hàm ngôn.

Tác giả Đào Thanh Lan [10] đưa ra định nghĩa về hành động trực tiếp và hành động gián tiếp như sau:

Hành động trực tiếp / hiển ngôn là hành động tạo ra đích ngôn trung hiển ngôn được biểu hiện trực tiếp bởi các dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó tức là bằng phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung trực tiếp. Hành động trực tiếp tạo ra lời trực tiếp / lời chính danh.

Hành động gián tiếp / hàm ngôn là hành động mà đích ngôn trung không được biểu hiện trực tiếp bằng các dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó mà được biểu hiện gián tiếp thông qua dấu hiệu hình thức của hành động khác (hành động dẫn nhập) tạo ra hàm ý của lời được người nghe nhận diện bằng thao tác suy ý trên cơ sở ngữ nghĩa và ngữ cảnh (bao gồm bối cảnh giao

26

tiếp và thể chế, ước chế xã hội đã được mã hóa). Hành động gián tiếp tạo ra lời gián tiếp / hàm ngôn.

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)