1.4.1 Vị từ cầu khiến mong

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 92)

D 2 V+giúp, giùm, hộ (p)-

3. 1.4.1 Vị từ cầu khiến mong

Vị từ mong xuất hiện trong biểu thức cầu khiến bán tường minh K1’.

Mong là một vị từ cầu khiến đặc biệt, có thể kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ ―rất‖ (rất mong) nên mong không gọi tên hành động cầu khiến một cách tường minh. Chính vì vậy biểu thức K1’ chứa mong là biểu thức cầu khiến bán tường minh và vị từ mong được gọi là vị từ cầu khiến bán tường minh.

Vị từ mong thể hiện nhiều nghĩa. Khi biểu thị nghĩa cầu khiến thì mong mang nghĩa có nguyện vọng rằng, có ước muốn rằng. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, các phát ngôn chứa mong có thể có nhiều đích ngôn trung khác nhau. Một số ít biểu hiện hành động chúc (Ví dụ: Tôi mong cô lên đường may mắn, chân cứng đá mềm.). Một số biểu hiện hành động đề nghị (Ví dụ: Chị mong em hãy để cho chị tự quyết định.). Do hành động chúc và hành động đề nghị không phải là đích nghiên cứu của luận văn nên ở đây chúng tôi chỉ đề cập mà không đi sâu chi tiết. Chúng tôi chỉ tập trung khai thác những đặc trưng cơ bản của hành động nhờ chứa mong.

Ví dụ về phát ngôn chứa mong biểu thị hành động nhờ:

- Bác mong cháu giúp đỡ thêm cho chị và toàn gia đình bác.

Mô hình của phát ngôn nhờ chứa vị từ mong là:

D1 + V(mong) + D2 + V(p)

Ví dụ dẫn trên hoàn toàn thỏa mãn mô hình K1’ đi kèm vị từ mong, D1 làm đề ngữ là ―bác‖, mong là vị từ chính, D2 là ―cháu‖, lúc này vị từ phụ là ―giúp đỡ‖ làm rõ đích ngôn trung của lời cầu khiến trên cụ thể là đích ngôn trung nhờ.

90

Vị từ cầu khiến mong có tính cầu cao nên tương thích với hành động nhờ

cũng có tính cầu cao trong tiếng Việt. Khi có thêm vị từ mong, lời nhờ vừa gia tăng sắc thái biểu cảm vừa mang tính lịch sự, tiếp ngôn rất khó từ chối lời nhờ

tha thiết này, do đó chủ ngôn dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp hơn. Ví dụ:

- Chị mong Lan giúp chị nhé, kèm cặp thêm cho cháu, cháu học hành xa nhà cũng vất vả nhiều.

- Em mong anh giúp em thu xếp cửa hàng trong thời gian em đi công tác anh nhé.

Phát ngôn nhờ chứa mong cũng khá dễ nhầm lẫn với phát ngôn trần thuật chứa mong.

Ví dụ:

- Tôi mong anh ấy giúp tôi hoàn thành việc học. (1) (Mô hình: D1 + V1 + D3 + V2)

- Anh ấy mong tôi giúp hoàn thành việc học. (2) (Mô hình: D3 + V1 + D1 + V2)

Trong khi phát ngôn (1) là phát ngôn trần thuật với đề ngữ là danh / đại từ ngôi 1, hành động mong hướng đến đối tượng gián tiếp là danh từ ngôi 3 thì phát ngôn (2) là phát ngôn trần thuật thuật lại mong ước của người khác chứ không phải của chủ ngôn, đó là nhận định đã xảy ra và nay được nhắc lại. Cả hai cấu trúc này vi phạm điều kiện bối cảnh để xuất hiện phát ngôn nhờ là:

tôi, anh, bây giờ, ở đây - nghĩa là chủ ngôn và tiếp ngôn phải cùng xuất hiện trong thời điểm nói. Vi phạm điều kiện này, phát ngôn sẽ không còn là phát ngôn cầu khiến nữa. Bên cạnh đó, dù phát ngôn có thỏa mãn điều kiện của mô hình cấu trúc K1’ nhưng nếu trước vị từ mong xuất hiện một phụ từ chỉ thời như đã, đang, sẽ… hoặc phụ tố chỉ sự tiếp diễn tương tự của hành động như

91

Ví dụ: Em luôn mong anh giúp em hoàn thành việc học.

Ở ví dụ trên, dù có mặt cả chủ ngôn và tiếp ngôn tại thời điểm nói nhưng cũng có sự xuất hiện của phụ tố chỉ sự tiếp diễn tương tự của hành động ―luôn‖ nên phát ngôn đó là phát ngôn trần thuật. Vậy, căn cứ vào điều kiện bối cảnh để xuất hiện phát ngôn nhờ chúng ta có thể loại bỏ các phát ngôn chứa mong là phát ngôn trần thuật.

3.1.4.2. Vị từ cầu khiến muốn

Tương tự như mong, vị từ cầu khiến muốn cũng hoạt động trong mô hình cấu trúc bán tường minh K1’. Muốn là vị từ trạng thái do nó cũng kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ ―rất‖- ―rất muốn‖. Vì vậy, nó không gọi tên một hành động cầu khiến cụ thể nào như các vị từ ngôn hành tường minh khác mà nó chỉ biểu thị ý nghĩa cầu khiến nói chung. Muốn là vị từ cầu khiến bán tường minh.

Mô hình của lời nhờ chứa muốn:

D1 + V(muốn) + D2 + V(p)

Ví dụ:

- Em muốn anh rửa bát hộ em ngay bây giờ

Xét ví dụ trên, D1 làm đề ngữ là danh / đại từ ngôi 1 ―em‖, vị từ chính là ―muốn‖, D2 là danh / đại từ ngôi 2 ―anh‖, vị từ phụ là kết cấu V+ hộ - ―rửa bát hộ‖, kết cấu này là kết cấu đặc trưng của lời nhờ nên nó làm rõ đích ngôn trung nhờ của phát ngôn. Lời nhờ trên hoàn toàn thỏa mãn mô hình cấu trúc lời nhờ bán tường minh.

Ví dụ:

92

Ví dụ trên cũng thỏa mãn mô hình K1’ chứa muốn, gồm D1 là ―chị‖, D2 là ―em‖, vị từ phụ là vị từ hành động ―giúp‖ thể hiện rõ đích ngôn trung nhờ, nội dung của mệnh đề nhờ được làm rõ ở phần cuối của câu.

Vị từ cấu khiến muốn khác với vị từ cầu khiến mong ở chỗ, trong khi vị từ

mong có tính ―cầu‖ cao thì vị từ muốn lại mang tính ―khiến‖. Do có tính ―khiến‖ cao, nên giá trị thuyết phục của lời nhờ chứa muốn không nhiều, nó gần như một lời ra lệnh. Lời chứa vị từ muốn cũng dễ gây nhầm lẫn giữa lời

nhờvà lời trần thuật, chúng ta phân biệt chúng dựa vào bối cảnh và dựa các điều kiện cần và đủ để xuất hiện lời cầu khiến.

3.1.5. Các tiểu từ tình thái cuối lời gia tăng nghĩa tình thái cho lời nhờ

Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của lời nhờ thể hiện qua nhóm tiểu từ tình thái cầu khiến có vị trí cuối lời. Tuy không thể hiện rõ đích ngôn trung

nhờ mà chỉ thể hiện sắc thái cầu khiến song nhóm tiểu từ tình thái cuối lời góp phần rất lớn trong việc tạo nên nghĩa tình thái để giao tiếp đạt được hiệu quả như mong muốn. Các tiểu từ tình thái có vị trí cuối lời thường kết hợp với vị từ ngôn hành nhờ và các vị từ hành động giúp, giùm, hộ trong một phát ngôn.

3.1.5.1. Nhóm một: đi, với, xem a. Tiểu từ: đi a. Tiểu từ: đi

Từ đi có nhiều nghĩa tương ứng với các chức năng của nó: - Đi là vị từ thực

Ví dụ: Nó đi Hà Nội. => Ở đây đi biểu thị hành động, là hạt nhân của thuyết ngữ

93

Ví dụ: Hải gầy đi trong thấy.

- Đi là tiểu từ cầu khiến

Trong lời nhờ, tính chất cầu khiến của tiểu từ đi thể hiện ở chỗ nó có chức năng thúc giục hành động..

Ví dụ: - Anh giúp em đi!

- Chú đeo ba lô giùm cháu đi mà, nặng quá!

- Lấy giùm tôi cuốn sách trên kệ đầu giường đi.

Khi thể hiện mục đích nhờ trong lời cầu khiến, với từ đi là tiểu từ tình thái cuối lời, người nói có thể:

(1) Hoặc yêu cầu người nghe thực hiện hành động để phục vụ cho người nói:

Ví dụ: - Nấu cơm trưa giùm chị đi! - Lên trên nhà lấy áo hộ mẹ đi - Lau nhà hộ chị đi

- Em bé! Vác cho qua bó mía đi.

(Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi) (2) Hoặc yêu cầu người nghe thực hiện hành động cho bản thân người nghe. Ví dụ: Ăn đi! Ăn lẹ cho tao nhờ!

Nội dung (1) được cho là có tính hướng nội còn nội dung (2) được cho là có tính hướng ngoại!

Đối với các phát ngôn có ý nghĩa nhờ, tiểu từ tình thái đi đứng ở cuối câu có tác dụng thúc đẩy lời nhờ. Về mặt bản chất, nếu bỏ tiểu từ đi ở cuối các lời trên thì lời vẫn giữ nguyên đích ngôn trung là nhờ nhưng giảm đi tính thúc giục hành động, tính thời điểm, ngay lập tức.

94

V + V(giúp/ hộ/ cho) + đi

(Trong đó, V là vị từ hành động của phát ngôn)

Một phần của tài liệu Hành động Nhờ trong tiếng Việt (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)