Kiến nghị với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 91)

- Giai đoạn kết thúc phân tích: Là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích Trong giai đoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành viết báo cáo phân tích,

3.1Kiến nghị với Bộ Tài chính

VÀ VỪA TỈNH BẮC NINH

3.1Kiến nghị với Bộ Tài chính

Quyết định 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 2001 đến nay đã được hơn mười năm và đã có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tế như: các Quỹ bảo lãnh tín dụng của các địa phương chỉ có một nghiệp vụ bảo lãnh duy nhất là bảo lãnh tín dụng để vay vốn, chưa quy định rõ về mô hình tổ chức, con người nên mỗi địa phương lựa chọn hình thức tổ chức, hoạt động khác nhau, quy định về tỷ lệ tài sản đảm bảo đối với khoản vay cần bảo lãnh còn chưa rõ ràng (chênh lệch giữa giá trị tài sản đảm bảo được định giá hay chênh lệch giữa giá trị cho vay trên giá trị tài sản đảm được định giá?), cơ chế góp vốn của các tổ chức tín dụng, cơ chế phối hợp giữa tổ chức tín dụng với Quỹ bảo lãnh trong việc thẩm định khách hàng, phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Bộ Tài chính cũng chưa có văn bản hướng dẫn các địa phương trong việc xác định mô hình tổ chức, hoạt động. Bộ Tài chính cũng chưa có các văn bản hướng dẫn thống nhất về Quy chế bảo lãnh, Quy trình nghiệp vụ nên mỗi địa phương tự nghiên cứu, soạn thảo ra các Quy chế, Quy trình nghiệp vụ cho riêng từng địa phương. Điều này cũng gây ra sự lúng túng, thiếu đồng bộ ở các địa phương cũng như các địa phương với nhau.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cũng như việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng các địa phương (trong đó có Bắc Ninh), xin mạnh dạn kiến nghị với Bộ Tài chính một số vấn đề sau:

► Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ sửa đổi Quyết định số 193/2001/QĐ- TTg cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính độc lập trong tổ chức và hoạt động, xác định rõ mô hình tổ chức và hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng của các địa phương theo mô hình là tổ chức tài chính hay doanh nghiệp hay đơn vị sự nghiệp có thu. Từ đó để các Quỹ có vị trí rõ ràng, cán bộ yên tâm công tác cũng như thu hút được cán bộ có trình độ cao đến công tác tại Quỹ. Trong các mô hình trên, theo cá nhân học viên thì nên quy định Quỹ là tổ chức tài chính nhưng mô hình tổ chức như đơn vị sự nghiệp có thu, cán bộ của Quỹ là viên chức nhà nước. Cải tiến mô hình Hội đồng quản lý đảm bảo gọn nhẹ (không quá 7 thành viên) vì chủ yếu là các lãnh đạo của các cơ quan liên quan, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa cao. Nên quy định thống nhất là Quỹ bảo lãnh tín dụng trực thuộc UBND tỉnh để nâng cao vị thế, vai trò của Quỹ. Nên quy định cho các quỹ được mở rộng thêm nhiều nghiệp vụ bảo lãnh khác như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thanh toán…để phát huy được hết khả năng về cơ sở vật chất, con ngườicủa Quỹ. Riêng Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh đã được UBND tỉnh cho phép thực hiện thí điểm thêm hai nghiệp vụ bảo lãnh là Bảo lãnh dự thầu và Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chính phủ cần quy định rõ về cơ chế bắt buộc để các ngân hàng thương mại góp vốn vào

Quỹ để có thêm vốn điều lệ, bảo lãnh cho doanh nghiệp được nhiều hơn (cả về số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp và bội số bảo lãnh).

► Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ có sự chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong việc phối hợp bảo lãnh giúp doang nghiệp. Thực tế hiện nay ở Bắc Ninh mới có các ngân hàng thương mại nhà nước là phối hợp tốt với Quỹ như Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank), Ngân hàng Ngoại thương (VCB), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV). Một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng có sự phối hợp nhưng còn hạn chế như Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn - Hà nội (SHB), Ngân hàng Phương Tây, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương (SCB)… Cá biệt còn một số ngân hàng không nhận bảo lãnh của Quỹ như Ngân hàng Công thương (Vietinbank), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Liên Việt Bưu điện…

► Bộ Tài chính ban hành Quy chế bảo lãnh, Quy trình nghiệp vụ thẩm định thống nhất để áp dụng cho toàn bộ hệ thống các Quỹ của các địa phương và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Quỹ.

► Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để các Quỹ được CIC cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho việc thẩm định.

► Do ngân sách của các tỉnh còn khó khăn, đề nghị Bộ Tài chính cân đối, bổ sung cho các Quỹ chưa đủ vốn điều lệ tối thiểu (30 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 91)