Định hướng phát triển của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 78 - 81)

- Giai đoạn kết thúc phân tích: Là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích Trong giai đoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành viết báo cáo phân tích,

VÀ VỪA TỈNH BẮC NINH

3.1.1.2 Định hướng phát triển của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV tỉnh Bắc Ninh

tỉnh Bắc Ninh

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV tỉnh Bắc Ninh ra đời và đi vào hoạt động đã được gần bốn năm. Tuy ra đời và hoạt động trong điều kiện có nhiều biến động về tình hình kinh tế, tài chính, ngân hàng nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh đã cố gắng nỗ lực và đã thu được những thành tựu đáng kể. Doanh số bảo lãnh năm sau đều cao hơn năm trước. Đến hết tháng 8/2012 đã bảo lãnh cho gần 100 lượt khách hàng với số tiền bảo lãnh là hơn 100 tỷ đồng. Đã bảo đảm an toàn được nguồn vốn (là một trong số rất ít các Quỹ bảo lãnh tín dụng chưa có nợ xấu phải trả nợ thay). Các khách hàng được Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Nịnh bảo lãnh đều hoạt động có hiệu quả, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, sử dụng đồng vốn được bảo lãnh đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển trước mắt cũng như lâu dài của Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh có những nội dung chính như sau:

◊ Củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh, cải tiến các thủ tục hồ sơ, quy trình nghiệp vụ ngày càng đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

◊ Phát triển và mở rộng các loại hình bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán...

◊ Củng cố và tăng cường mối quan hệ với các tổ chức tín dụng đang có sự phối hợp thường xuyên với Quỹ như Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank), Ngân hàng ngoại thương (VCB), Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vương (VPB)... Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn như Ngân hàng An Bình (ABB), Ngân hàng Phương Tây, Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), SCB, Sacombank, Techcombank, Maritime Bank...

◊ Tạo nguồn khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng để duy trì sự phát triển ổn định, lâu dài của Quỹ; Hỗ trợ ngày càng nhiều và đi vào chiều sâu hơn nữa cho các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau: Tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh, tư vấn về công tác tài chính, kế toán...

◊ Có chính sách ưu đãi về miễn, giảm phí bảo lãnh; Đề xuất với UBND tỉnh và phối hợp với các tổ chức tín dụng hỗ trợ hoặc giảm lãi suất vay ngân hàng đối với những khoản vay được Quỹ bảo lãnh tín dụng bắc Ninh đứng ra bảo lãnh.

◊ Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ; từng bước chuyên nghiệp hoá và chuẩn hoá cán bộ.

◊ Nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định; đảm bảo an toàn, hiệu quả các khoản bảo lãnh; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của cơ quan cũng như của doanh nghiệp.

◊ Đề xuất với Bộ Tài chính, UBND tỉnh có lộ trình tăng vốn điều lệ cho Quỹ, đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại, xây dựng trụ sở riêng để phù hợp với yêu cầu phát triển.

Là một tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, trong những năm vừa qua, Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh đã từng bước củng cố, kiện toàn và ổn định về tổ chức bộ máy, điều kiện cơ sở vật chất, cải tiến các quy chế, quy trình nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, phục vụ ngày càng nhiều và tốt hơn các doanh nghiệp của tỉnh. Quỹ đã xây dựng và khẳng định được thương hiệu trong tỉnh, được các cấp, các ngành ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.

◊ Về phía khách quan: Ra đời và hoạt động trong bối cảnh có nhiều sự biến động về tình hình kinh tế, tài chính chung của thế giới cũng như trong nước như suy thoái kinh tế, lãi suất ngân hàng biến động, Chính phủ thực hiện các giải pháp thắt chặt tiền tệ, chi tiêu công…; Không có hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương nên không có các văn bản chính sách chế độ hướng dẫn chung thống nhất, các địa phương tự mày mò, nghiên cứu và ban hành các quy chế, quy trình riêng; Sự phối hợp, bắt tay của một số ngân hàng còn e dè, hạn chế; Nguồn vốn điều lệ còn thấp; Các doanh nghiệp còn chưa nhận thức được đầy đủ những lợi ích của việc bảo lãnh và việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn; Khả năng lập phương án, dự án sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp còn hạn chế…

◊ Về phía chủ quan: Mặc dù đã có sự tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau như gửi tờ rơi, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hiệp hội doanh nghiệp, qua chính quyền các địa phương, tiếp xúc trực tiếp… nhưng vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được với Quỹ do chưa nhận thức, nắm bắt được đầy đủ những lợi ích và tác dụng của việc bảo lãnh; Quy trình nghiệp vụ đã có sự cải tiến nhưng vẫn còn một số thủ tục hồ sơ còn rườm rà gây tâm lý ngại hoàn thiện, bổ sung, cung cấp hồ sơ của doanh nghiệp; Trình độ của một số cán bộ vẫn còn hạn chế nên chất lượng thẩm định chưa cao; Chưa để ý xây dựng được chiến lược phát triển của Quỹ trược mắt cũng như lâu dài mà bây giờ mới bắt tay vào xây dựng…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w