Phân tích tình hình công nợ:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 32)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.3.1Phân tích tình hình công nợ:

Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Khi hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt thì tình hình chiếm dụng vốn của nhau thấp, khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại, khi hoạt động tài chính kém dẫn tới tình trạng chiếm dụng vốn cao, các khoản phải thu và nợ phải trả dây dưa, kéo dài. Về mặt tổng thể, khi phân tích tình hình công nợ, các nhà phân tích tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau đây và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để nhận xét:

- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (%): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu Nợ phải thu

= x 100 (1.11) so với các khoản nợ phải trả Nợ phải trả

Nếu tỷ lệ này trả lớn hơn 100% chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi

chiếm dụng. Thực tế cho thấy, số vốn đi chiểm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.

- Số vòng quay các khoản phủ thu (vòng): Số vòng quay các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay được mấy vòng.

Số vòng quay các Tổng số tiền hàng mua chịu (*)

= (1.13)

khoản phải trả Số dư bình quân các khoản phải trả (**) Trong đó:

(*) Tổng số tiền hàng mua chịu = Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho đầu kỳ - Hàng tồn kho cuối kỳ

(**) Số dư bình quân các khoản phải trả có thể tính bình quân quý, hoặc để đơn giản thì lấy bình quân của số đầu năm và số cuối năm.

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, khả năng thanh toán dồi dào, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn, uy tín của doanh nghiệp nâng cao và ngược lại.

- Để bổ sung cho chỉ tiêu trên, người ta còn tính Thời gian một vòng quay các khoản phải thu (phải trả):

Thời gian 1 vòng quay Thời gian kỳ phân tích

các khoản phải thu = (1.14) (phải trả) Số vòng quay các khoản phải thu (phải trả)

Thông thường thời gian kỳ phân tích được tính cho 1 năm (360 ngày). Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tốc độ thu hồi các khoản phải thu, phải trả. Chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, khả năng tài chính cuả doanh nghiệp dồi dào.

Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu trên, khi phân tích tình hình công nợ trong kỳ của doanh nghiệp, các nhà phân tích còn tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, phải trả giữa cuối kỳ và đầu kỳ, chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết. Đi sâu vào số phải thu

quá hạn theo thời hạn, số phải trả quá hạn theo thời hạn để từ đó nhận xét sự biến động của mỗi chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 32)