Định hướng phát triển chung của hệ thống các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 77 - 78)

- Giai đoạn kết thúc phân tích: Là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích Trong giai đoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành viết báo cáo phân tích,

3.1.1.1Định hướng phát triển chung của hệ thống các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV của Việt Nam

VÀ VỪA TỈNH BẮC NINH

3.1.1.1Định hướng phát triển chung của hệ thống các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV của Việt Nam

dụng cho các DNNVV của Việt Nam và của tỉnh Bắc Ninh

3.1.1.1 Định hướng phát triển chung của hệ thống các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV của Việt Nam cho các DNNVV của Việt Nam

Quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20.12.2002 V/v ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV đã ra đời được hơn mười năm. Đến nay, cả nước mới có hơn 10 địa phương thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV với rất nhiều mô hình khác nhau.

Mô hình 1 - Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV được thành lập và hoạt động độc lập: gồm có các địa phương là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Yên Bái, Trà Vinh.

Mô hình 2 - Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV được thành lập và uỷ thác hoạt động cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương: gồm có các địa phương là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ.

Mô hình 3 - Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV được thành lập và uỷ thác hoạt động cho Ngân hàng phát triển địa phương gồm có các địa phương: Hải Dương, Hải Phòng.

Việc Chính phủ quy định UBND các tỉnh, thành phố tuỳ theo điều kiện thực tế của mình để lựa chọn và quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV là giao quyền chủ động cho các địa phương nhưng trên thực tế lại làm cho các địa phương thành lập theo các mô hình khác nhau mà không có sự định hướng, hướng dẫn chung. Bên cạnh đó, ngoài quyết định 193, Chính phủ và Bộ Tài chính cũng chưa có thêm một văn bản hướng dẫn nào về quy chế hoạt động, quy chế, quy trình nghiệp vụ hướng dẫn chung nên mỗi địa phương đều tự mày mò, nghiên cứu và ban hành các quy chế, quy trình của riêng mình nên hiệu quả hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng chưa cao. Các địa phương đã nhiều lần đề nghị Bộ Tài chính (thông qua Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính) trình Chính phủ sửa đổi Quyết định 193 cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay cũng như ban hành các văn hướng dẫn chung về quy chế, quy trình nghiệp vụ đã áp dụng thống nhất trong toàn quốc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 77 - 78)