Phân tích rủi ro kinh doanh và dự báo nhu cầu tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 45)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.6Phân tích rủi ro kinh doanh và dự báo nhu cầu tài chính

Rủi ro kinh doanh chính là xác suất đón nhận sự thiệt hại có thể xảy ra trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ vào nội dung của hoạt động kinh doanh rủi ro được chia thành hai dạng:

(1) Rủi ro hoạt động thường gắn với các phương án kinh doanh, phương án (1.30)

(1.31)

= -

(1.32)

đầu tư cụ thể của một tổ chức hoạt động;

(2) Rủi ro tài chính thường gắn với các quan hệ tài chính trong các tổ chức. Phân tích rủi ro kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị biết được mức độ rủi ro của doanh nghiệp như thế nào để đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt rủi ro và nâng cao độ an toàn, đồng thời cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định đầu tư.

Dự báo nhu cầu tài chính là ước tính về nhu cầu tài chính trong tương lai gần, giúp đánh giá tiềm lực tài chính, có kế hoạch tổ chức huy động vốn phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Phân tích rủi ro tài chính

Để nhận diện rủi ro tài chính của một doanh nghiệp có thể thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau.

(1) Thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tổng quát…) Các chỉ tiêu này thường phản ánh tại một thời điểm khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với nợ phải trả. Trường hợp các chỉ tiêu này thấp mà kéo dài thì độ rủi ro tài chính nâng cao và nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

(2) Thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh (ROA, ROE, ROS, ROI…) . Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của một thời kỳ, các chỉ tiêu này mà thấp tạo cho doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn chứng tỏ doanh nghiệp đã “ăn” vào vốn chủ sở hữu và dấu hiệu rủi ro tài chính cũng xuất hiện, nguy cơ phá sản cũng có thể xảy ra.

(3) Thông qua các chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng vốn bị chiếm dụng so với các khoản phải thu và tổng tài sản và tỷ trọng vốn bị chiếm dụng so với các khoản phải trả và nguồn vốn. Trong trường hợp các chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng đáng kể chứng tỏ dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản cũng có thể xảy ra.

(4) Thông qua đòn bảy tài chính khi cơ cấu vốn vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi (khủng hoảng tài chính,

chính trị không ổn định, thiên tai có thể xảy ra) dẫn đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh quá thấp, doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản tiền vay (gốc và chi phí lãi vay) khi đó dấu hiệu rủi ro tài chính cũng xuất hiện và nguy cơ phá sản cũng có thể xảy ra.

Phân tích rủi ro hoạt động

Để nhận biết dấu hiệu rủi ro hoạt động của các phương án đầu tư người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu như là hệ số an toàn. Khi các chỉ tiêu này cao thì chứng tỏ hệ số rủi ro hoạt động thấp đó là nhân tố hấp dẫn để đưa ra quyết định đầu tư:

Các chỉ tiêu an toàn

Hệ số an toàn = (1.33)

Các chỉ tiêu theo dự toán Trong đó:

- Các chỉ tiêu an toàn: có thể là doanh thu, sản lượng, thời gian an toàn.

Doanh thu an toàn = Doanh thu theo dự toán (kế hoạch) – Doanh thu hoà vốn. - Các chỉ tiêu theo dự toán: có thể là số kế hoạch, số thực tế.

Dự báo nhu cầu tài chính

Muốn tiến hành quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn mà doanh nghiệp cần sử dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những chỉ tiêu biểu hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp là doanh thu thuần (doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu thuần hoạt động kinh doanh). Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp chính là số vốn cần thiết để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh phù hợp với từng quy mô hoạt động. Nhu cầu về vốn đòi hỏi sự cân bằng với đầu tư và quy mô hoạt động. Vì thế, khi doanh thu thay đổi, nhu cầu về vốn cũng thay đổi theo. Sự thay đổi đó không nhất thiết phải theo một tỷ lệ cố định bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, trong thực tiễn quản lý tài chính luôn nảy sinh nhu cầu “ước tính” về vấn đề định hướng cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược. Nhu cầu ước tính đó chính là nhu cầu dự báo các chỉ tiêu tài chính và

lập kế hoạch tài chính.

Để dự báo các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, trước hết cần chọn các khoản mục trên các báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán) có khả năng thay đổi khi doanh thu thuần thay đổi. Việc lựa chọn này được dựa vào mối quan hệ giữa doanh thu thuần với từng khoản mục. Trên cơ sở đó, sẽ dự báo trị số của từng chỉ tiêu trong kỳ tới. Qui trình dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo với doanh thu thuần.

Bước 2: Xác định trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1 (là nhóm những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần và thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần).

Bước 3: Lập báo cáo tài chính dự báo

Bước 4: Xác định lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới chính là phần chênh lệch giữa tổng nguồn vốn dự báo với tổng tài sản dự báo (ở Bảng cân đối kế toán dự báo) và được xác định như sau:

Số vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng Tổng nguồn Tổng tài sản với mức doanh thu thuần mới vốn dự báo dự báo

Bước 5: Xác định lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ: Tiền và tương đương tiền Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Tài sản dài hạn Đầu tư tài chính ngắn hạn Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác Qua mối quan hệ này, các nhà dự báo sẽ biết được các nguyên nhân làm tiền

(1.34)

= -

và tương đương tiền tăng (vốn chủ sở hữu tăng, nợ phải trả tăng, các loại tài sản khác ngoài tiền và tương đương tiền giảm) và các nguyên nhân làm tiền và tương đương tiền giảm (vốn chủ sở hữu giảm, nợ phải trả giảm, các loại tài sản khác ngoài tiền và tương đương tiền tăng). Từ đó, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán dự báo để xác định lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ theo công thức:

Lưu chuyển tiền Lượng tiền tăng Lượng tiền giảm thuần trong kỳ (thu vào) trong kỳ (chi ra) trong kỳ Trong trường hợp lượng tiền giảm lớn hơn lượng tiền tăng trong kỳ, doanh nghiệp phải có kế hoạch để huy động thêm tiền từ các nguồn khác nhằm tránh gặp phải khó khăn trong thanh toán.

Ngoài những nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cơ bản nói trên còn một số những nội dung phân tích khác, tuỳ theo yêu cầu quản lý hoặc yêu cầu của người quan tâm, như: phân tích cân đối vốn cho sản xuất, phân tích các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp đặc thù…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 45)