Phương pháp phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 73 - 74)

- Giai đoạn kết thúc phân tích: Là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích Trong giai đoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành viết báo cáo phân tích,

2.2.2Phương pháp phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh

việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh

2.2.2Phương pháp phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh

nghị bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh

Những phương pháp phân tích tình hình tài chính hiện nay mà Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh đang sử dụng chủ yếu là những phương pháp quen thuộc và rất thông dụng như: Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp liên hệ đối chiếu hoặc kết hợp các phương pháp khi phân tích.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các nội dung phân tích tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh giúp đánh giá tình hình tài chính của khách hàng một cách dễ dàng và thuận lợi. Phương pháp so sánh được sử dụng cụ thể trong các phân tích như sau:

◊ Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp: So sánh sự biến động tăng giảm về số tuyệt đối và số tương đối của các loại tài sản, nguồn vốn, các tỷ số tài chính về cơ cấu tự tài trợ, khả năng tự chủ tài chính, cơ cấu nợ… để phân tích sự biến động của cơ cấu tài sản, nguồn vốn. Kỹ thuật so sánh được sử dụng bao gồm cả so sánh ngang và so sánh dọc.

◊ Phân tích công nợ và khả năng thanh toán: So sánh các chỉ tiêu về công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp để phân tích xu hướng biến động của các

khoản công nợ, cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Kỹ thuật so sánh sử dụng là so sánh ngang.

◊ Phân tích hiệu quả kinh doanh: So sánh sự biến động của các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận; các tỷ số tài chính như ROA, ROE, ROS, cơ cấu doanh thu (chi phí), tốc độ tăng trưởng doanh thu (chi phí),... nhằm đánh giá về hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản - nguồn vốn của doanh nghiệp. Kỹ thuật so sánh gồm cả so sánh ngang và so sánh dọc.

Nhìn chung, phương pháp so sánh được sử dụng khá hiệu quả trong việc đánh giá, phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, tốc độ tăng trưởng cũng như phân tích hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, tình hình công nợ... của doanh nghiệp.

2.2.2.2 Phương pháp liên hệ: Trong tất cả các phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh, người phân tích đều có sự liên hệ, đối chiếu số liệu của doanh nghiệp với số liệu chỉ tiêu ngành theo lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...) và với các doanh nghiệp trong cùng ngành.

2.2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố: Phương pháp này được sử dụng khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố nghiên cứu. Phương pháp này cũng được sử dụng trong tất cả các nội dung phân tích tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh. Tuy nhiên, số liệu phân tích mới chỉ dừng lại ở số liệu tổng hợp trong các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, chưa có sự phân tích ở số liệu chi tiết, bên thứ ba độc lập với khách hàng...

2.2.2.4 Các phương pháp khác: Ngoài ra, Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh còn sử dụng một số phương pháp trong các môn khoa học kinh tế chuyên ngành như kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô... hay ứng dụng công nghệ tin học (chủ yếu là Excel) trong việc tính toán các chỉ số để phân tích.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 73 - 74)