Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 37 - 40)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Thực chất của hiệu quả kinh doanh là những chỉ tiêu so sánh giữa kết quả thu về với các yếu tố bỏ ra hoặc ngược lại nhằm để đánh giá trình độ tổ chức, sử dụng các yếu tố đầu vào hoặc sự hao phí của các yếu tố đầu vào trong mối quan hệ tạo ra kết quả đầu ra.

Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp cho mọi đối tượng quan tâm để có cơ sở khoa học ra các quyết định kinh doanh có lợi cho từng đối tượng.

Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường sử dụng những tỷ số tài chính sau:

- Tỷ số thu hồi vốn đầu tư (Return on Investment - ROI): Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ vốn đầu tư.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay

ROI = (1.19)

Vốn đầu tư (Vốn bình quân)

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư một đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi vay. Chỉ tiêu này phản ánh thực chất hiệu quả sử dụng của đồng vốn và căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư hoặc vay ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .

Chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay cũng có thể được thay bằng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, tuỳ theo mục đích của người sử dụng thông tin.

- Khả năng sinh lời của tài sản (ROA): Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): (Xem trình bày ở phần đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp).

- Sức sinh lời của doanh thu (Return on Sales - ROS): Chỉ tiêu này được so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, nghề, giữa các kỳ với nhau để biết được trình độ quản lý chi phí, hoặc đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế TNDN

ROS = (1.20)

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.

- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí: Khả năng tạo ra lợi nhuận của chi phí là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả số tiền chi ra trong kỳ của doanh nghiệp, thể hiện trình độ tổ chức, sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Chỉ tiêu

này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp tốt, góp phần nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

= x 100 (1.21) so với chi phí Tổng chi phí trong kỳ

Để phân tích chi tiết hơn về hiệu quả kinh doanh, các nhà phân tích đi vào phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:

Thường xét ở hai góc độ là trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị và năng lực hoạt động của các tài sản sẵn có.

Phân tích hai nhân tố này trong mối quan hệ với nhau để thấy được hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời phát hiện những mặt tích cực và tồn tại của từng nhân tố để đưa ra các quyết định phù hợp nhằm nâng cao chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản.

Cơ cấu trang bị tài sản phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể do vậy khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ta có thể phân tích chi tiết hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, dài hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định… tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu của từng đối tượng.

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản có thể dựa theo một số chỉ tiêu tài chính sau: ROA (LNST/Tổng tài sản bình quân), ROAS (LNST/TSNH bình quân) bình quân, ROLA (LSNT/TSDH bình quân), số vòng quay HTK (Giá vốn hàng bán/HTK bình quân), thời gian bình quân một vòng quay HTK = Thời gian kỳ phân tích/Số vòng quay HTK,.v.v…

Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn:

Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và chú ý. Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, đến lợi ích kinh tế của các đối tượng liên quan.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là đánh giá trình độ, năng lực quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, thấy được những nguyên nhân và nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp.

Các đối tượng tuỳ thuộc mục tiêu quan tâm có thể chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn ở những khía cạnh khác nhau như phân tích hiệu quả sử dụng VCSH, phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí… nhưng không xa rời cách đánh giá hiệu quả chung.

Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn có thể dựa theo một số chỉ tiêu tài chính sau: ROE (LNST/VCSH bình quân), so sánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu ROI và tỷ suất tiền vay bình quân của các tổ chức tín dụng (trong đó ROI = (Lợi nhuận trước thuế + Phí lãi vay)/Vốn bình quân), hệ số LNST so với vốn vay (LNST/Vốn vay bình quân). Hệ số thanh toán phí lãi vay (Lợi nhuận trước thuế/Phí lãi vay + 1), hệ số LNST so với chi phí (LNST/Tổng chi phí) trong đó chi phí có thể chi tiết theo từng loại chi phí của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w