Quy trình phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 63 - 64)

- Giai đoạn kết thúc phân tích: Là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích Trong giai đoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành viết báo cáo phân tích,

2.1.5Quy trình phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh

TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH

2.1.5Quy trình phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh

bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh

Hiện nay, quy trình phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh được thực hiện như sau:

* Đối với khách hàng đề nghị bảo lãnh lần đầu: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng nhưng thiếu tài sản thế chấp, khách hàng liên hệ với Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Cán bộ nghiệp vụ của Quỹ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị nộp các hồ sơ theo quy định. Hồ sơ gồm bốn phần phần chính:

 Hồ sơ pháp lý: Chứng minh năng lực pháp lý và năng lực dân sự của khách hàng (của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp).

 Hồ sơ về dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh.

 Hồ sơ về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong hai năm gần nhất và tại thời điểm đề nghị vay vốn/bảo lãnh (Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo chi tiết một số tài khoản: phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định, nợ ngắn hạn/dài hạn, nguồn vốn kinh doanh…).

 Hồ sơ về tài sản đảm bảo.

* Đối với khách hàng đề nghị bảo lãnh từ lần thứ hai trở đi: Khách hàng chỉ cần bổ sung những thay đổi về hồ sơ pháp lý (nếu có), thay đổi về tài sản đảm bảo (nếu có), phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư và báo cáo tài chính đến

thời điểm gần nhất.

Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ của khách hàng, cán bộ nghiệp vụ tiến hành thẩm định hồ sơ của khách hàng. Riêng đối với việc thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ nghiệp vụ tiến hành các công việc sau:

 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: Nguồn vốn chủ sở hữu; kết quả sản xuất kinh doanh các kỳ trước; tình hình công nợ; tình hình thanh toán với người mua, người bán, với ngân sách; tình hình doanh thu qua các năm

 Phân tích các hệ số tài chính và mối quan hệ giữa các hệ số: Hệ số về khả năng thanh toán (Tỷ suất thanh toán ngắn hạn, tỷ suất thanh toán vốn lưu động, tỷ suất thanh toán tức thời, tỷ suất thanh toán nhanh…); Hệ số về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn (Hệ số nợ tổng quát, hệ số nợ cổ phần, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, hệ số cơ cấu tài sản, hệ số cơ cấu nguồn vốn, hệ số sinh lợi doanh thu, hệ số sinh lợi của tài sản, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dung tài sản cố định, kỳ thu tiền bình quân, tỷ suất tài trợ…).

Sau khi phân tích các hệ số trên, cán bộ thẩm định nhận xét chung và kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn cụ thể và cách tình toán của các hệ số này sẽ được phân tích cụ thể trong phần sau: Phân tích tình hình tài chính của một đơn vị đã được bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh là Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh.

Kết quả thẩm định (trong đó có phần thẩm định về tình hình tài chính) được cán bộ thẩm định lập thành Báo cáo kết quả thẩm định và trình Trưởng phòng nghiệp vụ. Trưởng phòng nghiệp vụ xem xét, cho ý kiến cụ thể vào Báo cáo thẩm định của cán bộ nghiệp vụ và trình lãnh đạo quỹ quyết định việc bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 63 - 64)