Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 34)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.3.2Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại. Thông thường khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường dựa vào các tỷ số tài chính sau:

- Hệ số thanh toán hiện hành (Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn): là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp,

Hệ số thanh toán Tài sản ngắn hạn

= (1.15) hiện hành Tổng số nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh toán nhanh (khả năng thanh toán nhanh): là chỉ tiêu được dùng để phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Hệ số thanh toán nhanh = (1.16)

Tổng số nợ ngắn hạn

Trị số này có giá trị nằm trong khoảng 0,5 ÷ 1 (lần) là bình thường, dưới 0,5 và lớn hơn 1 đều không tốt.

- Hệ số thanh toán tức thời (Tỷ số tiền mặt, khả năng thanh toán tức thời): là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Hệ số thanh toán tức thời = (1.17) Tổng số nợ ngắn hạn

Trị số của chỉ tiêu không nhất thiết phải bằng 1 doanh nghiệp mới có khả năng thanh toán tức thì vì tỷ số thanh toán tức thì được xác định trong thời gian tối đa 3 tháng trong khi giá trị mẫu số được xác định trong khoảng thời gian 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Trị số này quá nhỏ hơn 1 hoặc quá lớn hơn 1 đều không tốt.

Ngoài ra khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán sau đây:

Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán = (1.18)

Nhu cầu thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán được tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán dài hạn, khả năng thanh toán tháng tới, khả năng thanh toán quý tới…).

Nếu trị số của chỉ tiêu ≥ 1, chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Trị số của chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán càng lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồi dào và an ninh tài chính càng vững chắc.

Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu này < 1, doanh nghiệp sẽ không bảo đảm khả năng thanh toán. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

Khi Hệ số khả năng thanh toán ≈ 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán.

Bảng 1.1: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Nhu cầu thanh toán Số tiền Khả năng thanh toán Số tiền

I. Nhu cầu ngắn hạn

1. Các khoản phải thanh toán ngay

a. Các khoản nợ quá hạn: - Phải nộp ngân sách - Phải trả tiền vay

- Phải trả người lao động - Phải trả người bán - Phải trả người mua - Phải trả nội bộ - Phải trả khác b. Các khoản nợ đến hạn: - Nợ ngân sách - Nợ tiền vay - Nợ người lao động - …

2. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới

1. Tháng tới: - Nộp ngân sách - Phải trả tiền vay - …

2. Quý tới: - Nộp ngân sách - Phải trả tiền vay - Phải trả người bán - V.v… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Trong 6 tháng tới - Phải nộp ngân sách -…

II. Nhu cầu dài hạn 1. Năm tới

2. Hai năm tới …

I. Khả năng ngắn hạn

1. Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay

a. Tiền mặt: - Tiền Việt Nam - Vàng bạc, đá quý - Ngoại tệ

b. Tiền gửi Ngân hàng: - Tiền Việt Nam

- Vàng bạc, đá quý - Ngoại tệ

c. Tiền đang chuyển: - Tiền Việt Nam

- Tiền đang chuyển khác d. Các khoản tương đương tiền 2. Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới

1. Tháng tới:

- Đầu tư ngắn hạn khác - Khoản phải thu

- Vay ngắn hạn -V.v…

2. Quý tới: - Vay

- Thu hồi tiền hàng - Thu hồi nợ phải thu -V.v..

3. Trong 6 tháng tới -…

-…

II. Khả năng dài hạn 1. Năm tới

2. Hai năm tới …

Tiếp theo, dựa vào các tài liệu hạch toán liên quan, tiến hành thu thập số liệu liên quan đến các khoản có thể dùng để thanh toán (khả năng thanh toán) với các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) của doanh nghiệp. Sau đó, sắp xếp các chỉ tiêu này vào một bảng phân tích theo một trình tự nhất định. Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay); còn với khả năng thanh toán, các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới…), trong đó có thể chi tiết theo tháng, quý, 6 tháng, năm…

Để thuận tiện cho việc phân tích, các nhà phân tích có thể lập Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán ( bảng 1.1 trên). Trên cơ sở bảng phân tích này, nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn (thanh toán ngay, thanh toán trong tháng tới, thanh toán trong quý tới, thanh toán trong 6 tháng tới…). Việc so sánh này sẽ cho các nhà quản lý biết được liệu doanh nghiệp có bảo đảm được khả năng thanh toán trong từng giai đoạn hay không để đề ra các chính sách phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán (khi các khoản có thể dùng để thanh toán nhỏ hơn các khoản phải thanh toán hay trị số của chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán < 1), các nhà quản lý phải tìm kế sách để huy động nguồn tài chính kịp thời bảo đảm cho việc thanh toán nếu không muốn rơi vào tình trạng phá sản.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ việc bảo lãnh vay vốn tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (Trang 34)