Kết luân chƣơng 2

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 70)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

2.7. Kết luân chƣơng 2

Trong những năm qua, hoạt động KH&CN đã thu được nhiều thắng lợi góp phần vào tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên kết quả hoạt động KH&CN chưa xứng với tiềm năng về nhân lực, đất đai, tài nguyên của địa phương. Để tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh phát triển KH&CN trước hết phải làm rõ các nguyên nhân dẫn đến kìm hãm khả năng nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất phục vụ đời sống. Các nguyên nhân chính làm giảm chất lượng hiệu quả của các đề tài, dự án KH&CN là chưa có sự gắn kết giữa 3 nhà: Nhà nước- Nhà Khoa học- Nhà Doanh nghiệp (Nhà Nông). Sở dĩ chưa có sự gắn kết nói trên là do cơ chế xét chọn, tuyển chọn; cơ chế quản lý tài chính; chính sách đầu tư cho KH&CN chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động KH&CN; chính sách sử dụng phát triển nguồn nhân lực KH&CN ...chưa hợp lý. Việc làm rõ các nguyên nhân làm giảm hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trên địa bàn tỉnh sẽ làm căn cứ quan trọng để đề ra giải pháp phối hợp giữa công tác nghiên cứu- triển khai ứng dụng kết hợp đồng bộ với các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KH&CN góp phần tăng trưởng KT-XH của tỉnh Thanh Hoá.

CHƢƠNG 3

XÂY DỰNG CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIŨA NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KẾT HỢP VỚI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH

Hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu

Như nội dung trình bày tại chương I, hoạt động NCKH có 3 giai doạn : Nghiên cứu cơ bản- Nghiên cứu ứng dụng- Nghiên cứu triển khai. Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu triển khai chưa hẳn có thể áp dụng ngay vào qui trình sản xuất. Phần đa các kết quả nghiên cứu để có thể được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, khi đó phải thực hiên giai đoạn tiếp theo: Phát triển và Hoàn thiện sản phẩm,công nghệ để có thể sản xuất hàng loạt lưu hành trên thị trường.

Như vậy quá trình hoạt động nghiên cứu KH&CN sẽ có 4 nội dung: 1. Nghiên cứu cơ bản: khám phá quy luật và tạo ra lý thuyết mới.

2. Nghiên cứu ứng dụng: Trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng có vai trò sáng tạo các nguyên lý và giải pháp ứng dụng trong công nghệ.

3. Nghiên cứu triển khai: Trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai sẽ chế tác các vật mẫu, sản phẩm mẫu, sản xuất thử (trong các xưởng nghiên cứu).

4. Nghiên cứu phát triển công nghệ : hoàn thiện công nghệ và đưa vào ứng dụng đại trà trong xã hội.

Cách phân chia các giai đoạn nghiên cứu này thực chất là phân tách rõ rệt quá trình R&D làm hai quá trình nhỏ hơn ( thêm giai đoạn Nghiên cứu phát triển công nghệ)

Trong thực tiến hoạt động nghiên cứu KH&CN có thể bắt đầu từ bất cứ nội dung nào trong 4 nội dung trên tuỳ thuộc vào mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể dừng ngay từ nội dung thứ 3: kết quả của quá trình R&D. Khi dó sản phẩm,công nghệ mới đã khả thi với các tham số về kinh tế, kiểu dáng…để sản xuất hàng loạt.

Tuy nhiên kết quả của quá trình R&D thường là mới hình thành vật mẫu với các tham số khả thi về kỹ thuật, chưa khả thi về kinh tế và các yêu cầu khác. Muốn áp dụng kết quả vào sản xuất phải thực hiện quá trình nghiên cứu phát triên công nghệ để hoàn thiện sản phẩm. Vậy có thể xem giai đoạn nghiên cứu phát triển công nghê là giai đoạn áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất phục vụ đời sống.

Xem xét mối quan hệ giữa nghiên cứu và ứng dụng cần phải xem xét đầy đủ từ Nghiên cứu ứng dụng - Nghiên cứu tạo vật mẫu - Nghiên cứu ứng dụng sản xuất đại trà

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)