Cơ chế hợp tác giữa cơ quan quản lý hoạtđộng KH&CN với các cơ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

3.2.1.Cơ chế hợp tác giữa cơ quan quản lý hoạtđộng KH&CN với các cơ

quan, hiệp hội trên địa bàn tỉnh chỉ đạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động KH&CN.

Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng qui chế hợp tác với các cơ quan đơn vị như: Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, Hội doanh nghiệp Thanh Hóa đẩy mạnh hoạt động KH&CN để đổi mới sản phẩm và công nghệ trong sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động NC-TK tập trung vào các chưong trình KH&CN trọng điểm của tỉnh gắn liền với các chỉ tiêu phát triển KT-XH. Để có kế hoạch phối hợp chặt chẽ đem lại hiệu quả cần thiết phải có số liệu chính xác về tiềm lực doanh nghiệp, tiềm lực KH&CN của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Vì vậy công tác điều tra tiềm lực KH&CN, năng lực SXKD của các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN phải được thực hiện và cập nhật hàng năm làm cơ sở cho việc lập kế

hoạch đẩy mạnh sự tham gia của nhà khoa học, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp vào hoạt động nghiên cứu triển khai ứng dụng và đổi mới công nghệ. Đề xuất:

- Lập và thực hiện dự án " Điều tra tiềm lực KH&CN của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh " nhằm tổng hợp được các số liệu thực tế về tiềm lực KH&CN, cơ sở vật chất của các tổ chức KH&CN trên địa bàn. Thiết lập mối liên hệ thường xuyên với các tổ chức KH&CN có tiềm lực nhất định để khuyến khích thực hiện nhiệm vụ KH&CN hàng năm.

- Trên cơ sở thực hiện chủ trương, chính sách phát triển KH&CN của nhà nước, chỉ thị 06/CT-UBND ngày 21/4/2010 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh. Hàng năm Sở KH&CN căn cứ vào năng lực KH&CN của các DN SXKD, năng lực KH&CN của cá nhân, tổ chức KH&CN , phối hợp với Sở Công Thương tổ chức cho Doanh nghiệp và Tổ chức KH&CN gặp gỡ, bàn bạc thống nhất xác định đề tài, dự án KH&CN. - Lập kế hoạch với số lượng 15-20 đề tài, dự án KH&CN/ năm dành cho doanh nghiệp trong tỉnh (Các doanh nghiệp được xem xét, lựa chọn dựa trên danh sách 30 DN do Sở Công Thương đề xuất).

- Sở Công Thương: Hàng năm lựa chọn, giới thiệu 30 DN trên địa bàn có năng lực sản xuất kinh doanh các sản phẩm ngành nghề phù hợp với định hướng của các chương trình KH&CN trọng điểm của tỉnh có nhu cầu đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ.

- Sở NN&PTNT căn cứ vào chủ trương, nhiệm vụ phát triển ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp, tiềm lực KH&CN của các đơn vị trong ngành giới thiệu đề xuất tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn đề tài dự án ứng dụng và phát triển KH&CN trong sản xuất nông nghiệp.

- Sở KH&ĐT căn cứ vào đề xuất kinh phí ngân sách thực hiện nhiệm vụ KH&CN của toàn tỉnh do Sở KH&CN tổng hợp, bố trí vốn ngân sách đầu tư phát triển KH&CN.

- VCCI, Hội doanh nghiệp Thanh Hoá có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, Hỗ trơ trực tiếp các doanh nghiệp nằm trong danh sách tham gia chương trình phát triển KH&CN của tỉnh về Vật lực, Tin lực

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)