Cơ chế quản lý kinh phí cấp cho đề tài, dự án KH&CN hiện hành

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 56)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

2.3Cơ chế quản lý kinh phí cấp cho đề tài, dự án KH&CN hiện hành

- Thực hiện theo Quyết định số 4081/2007/QĐ-UBND ngày 21/12/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về Ban hành qui dịnh định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ; Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN).

Đề tài, dự án được phân thành 2 nhóm A và B, cụ thể như sau: 1. Đề tài, dự án nhóm A bao gồm:

- Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có dự toán kinh phí được xây dựng từ 300 triệu đồng trở lên;

- Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên có dự toán kinh phí được xây dựng từ 600 triệu đồng trở lên;

- Hoạt động phục vụ công tác quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án sản xuất thử nghiệm và dự án khoa học công nghệ.

2. Đề tài, dự án nhóm B bao gồm:

- Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có dự toán kinh phí được xây dựng dưới 300 triệu đồng;

- Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên có dự toán kinh phí được xây dựng dưới 600 triệu đồng;

- Hoạt động thực hiện đề tài, dự án đối với các dự án sản xuất thử nghiệm và dự án khoa học công nghệ.

- Dự toán chi thực hiện đề tài, dự án KH&CN được giao dự toán về các đơn vị chủ trì thực hiện đề tài, dự án.

- Về quyết toán kinh phí: Thực hiện theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

2.4.Cơ chế xét chọn, tuyển chọn đề tài dự án KH&CN

Hàng năm SKH&CN Thanh Hóa tổ chức 2 đợt tuyển chọn, xét chọn cá nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN vào tháng 4 và tháng 8. Qui trình xét chọn, tuyển chọn thực hiện theo qui định số 3166/2010/QĐ-UBND ngày 9/9/2011 qui định về tuyển chọn, xét chọn tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh. Một số nội dung cơ bản của qui chế -. Nội dung tuyển chọn, xét chọn phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo Thanh Hóa, tập san Thông tin KH&CN, trên Website http://skhcn.thanhhoa.gov.vn ……….

- Việc tuyển chọn và xét chọn được thực hiện thông qua Hội đồng khoa học, công nghệ tư vấn tuyển chọn, xét chọn do Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Việc đánh giá Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn được tiến hành bằng cách chấm điểm theo các tiêu chí cụ thể cho đề tài và dự án, sau vòng sơ tuyển Sở KH&CN sẽ lập danh sách các đề tài dự án đã qua sơ khảo trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương thực hiện đề tài, dự án. Sau đó các tổ chức cá nhân được UBND tỉnh chấp thuận sẽ xây dựng thuyết minh chi tiết đề tài, dự án KH&CN đã đăng ký nộp lại Sở KH&CN để Hội đồng khoa học Tỉnh xem xét. Sau khi bảo vệ thành công TMĐT đề tài, dự án Sở KH&CN đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt giao nhiệm vụ, phê duyệt kinh phí, chủ đề tài. Việc tổ chức đánh giá hồ sơ tuyển chọn, xét chọn phải

thực hiện và hoàn thành trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 56)