1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off
2.2.2. Nguồn lực tài chính phục vụ KH&CN
Những năm qua, kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN của tỉnh từng bước được tăng cường, theo hướng đa dạng hoá các nguồn vốn (từ NSSN, doanh nghiệp và các thành phàn kinh tế khác), với tổng mức huy động 50-60 tỷ đồng/năm.
Giai đoạn 2006- 2010 Thanh Hoá triển khai thực hiện 168 nhiệm vụ KH,CN với tổng kinh phí 179,8 tỷ đồng, trong đó nguồn SNKH: 52,6 tỷ đồng (chiếm 29,25%). Kinh phí huy động từ nguồn vốn khác 127,2 tỷ đồng (chiếm 70,75%). Các nhiệm vụ KH&CN trên đây tập trung chủ yếu vào 6 chương trình KHCN trọng điểm đã được UBND tỉnh phê duyệt tại đề án phát triển
KH&CN giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định số: 1522/QĐ- UBND ngày 31/5/2006:
• Kinh phí nguồn ngân sách nhà nước
- Kinh phí đầu tư phát triển KH&CN từ năm 2001 đến năm 2010 gần 129 tỷ đồng (năm 2001-2009 là 59 tỷ đồng, năm 2006-2010 là 70 tỷ đồng). Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN, đơn vị sự nghiệp nâng cao năng lực hoạt động KH&CN đã được chú ý, tập trung vào các tổ chức, đơn vị của nhà nước ở các ngành trọng yếu như: Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống hải sản, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHKT nông nghiệp, Trung tâm kiểm định VLXD, Chi cục Chất lượng nông lâm thuỷ sản, Chi cục Bảo vệ thực vật…
- Quỹ phát triển KH&CN Thanh Hoá đã được thành lập và hoạt động từ tháng 10 năm 2007 nhằm hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển KT-XH. Đến nay, quỹ đã đầu tư với tổng kinh phí là trên 5 tỷ đồng cho các dự án KH&CN thuộc các lĩnh vực KT-XH của tỉnh.
- Ngoài ra, các ngành KT-XH trong tỉnh đã được đầu tư nguồn kinh phí sự nghiệp phát triển KT-XH cho thực hiện các chương trình, dự án, mục tiêu ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển KT-XH hàng chục tỷ đồng/năm, các đề tài cấp ngành với tổng kinh phí hàng tỷ đồng/năm.
• Kinh phí từ nguồn doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác.
- Với chủ trương đa dạng hoá các nguồn lực tài chính cho hoạt động KH&CN, trong những năm qua nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác như: tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, hộ nông dân…) tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (kinh phí đối ứng) ngày càng tăng cường và chiếm tỷ trọng lớn: giai đoạn 2001- 2006 chiếm 70% tổng kinh phí; năm 2010 là 44,3 tỷ đồng chiếm 75% tổng kinh phí.
- Các doanh nghiệp và thành phần kinh tế khác trong tỉnh cũng tự bỏ vốn đầu tư cho đổi mới, hoàn thiện công nghệ (tập trung vào mua sắm máy móc, thiết bị). Bên cạnh một số doanh nghiệp lớn như Cty CP Xi măng Bỉm Sơn, Cty CP Xi măng Nghi Sơn, Tổng công ty CP xây dựng đầu tư và phát triển đô thị, Cty CP mía đường Lam Sơn… đã đầu tư cho ứng dụng các KTTB, tiếp thu chuyển giao công nghệ với số kinh phí hàng trăm tỷ đồng, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh chưa mạnh dạn đầu tư cho KH&CN.