1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off
1.3.1. Kinh nghiệm đẩy mạnh công nghiệp hoá và phát triển khoa học công
công nghệ của Hàn Quốc.
Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế Hàn Quốc dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20; là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á. Thu nhập quốc dân đầu người (GNI)
của Hàn Quốc đến nay đạt khoảng 20,045 USD (theo chuẩn giá năm 2007). Về xếp hạng trình độ khoa học công nghệ Hàn Quốc đứng thứ 5 (theo Sách đo mức độ cạnh tranh năm 2011. (xem www.korea.net) được kỳ tích như trên là do chính phủ Hàn Quốc đã có các chính sách và giải pháp phát triển khoa học công nghệ quốc gia đúng đắn và sự chỉ đạo kiên quyết các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm.
Chiến lược phát triển KH&CN của Hàn Quốc có thể phân thành 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Những năm 60-70: Giai đoạn công nghiệp hoá, xây dựng các nhà máy chế tạo có trình độ sản xuất nhất định đáp ứng được các nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp, ban đầu là phục vụ nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa, sau là khuyến khích xuất khẩu. Đây là giai đoạn Hàn Quốc nhập khẩu nhiều công nghệ của các nước phát triển đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản
Giai đoạn 2: Những năm 80,90. Phát triển công nghiệp theo chiều sâu: Là giai đoạn xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn với mục tiêu sản phẩm công nghệ cao có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Đây chính là giai đoạn chính phủ tập trung phát triển R&D tại các cơ quan nghiên cứu của chính phủ và doanh nghiệp.Giai đoạn này đã tạo ra những bước tiến khẳng định về trình độ công nghệ của Hàn Quốc trong một số ngành mũi nhọn: Ô tô, hoá chất, điện tử viễn thông…..
Giai đoạn 3: Từ những năm đầu của thế kỹ 21: Kinh tế tri thức. Đây là giai doạn Hàn Quốc đặt mục tiêu vào tốp 10 về trình độ KHCN, Tốp 15 về GDP. Tiếp tục chú trọng phát triển mạnh R&D nhằm làm tăng các giá trị trong công nghiệp.
Từ thời Tổng thống Pack Chung Hee cho tới các đời tổng thống sau này, Hàn Quốc đều nêu cao khẩu hiệu “ KH&CN là công cụ dể xây dựng đất nước” Quan điểm trên của chính phủ Hàn Quốc được cụ thể hoá qua các chính sách phát triển KH&CN. Để đảm bảo chất lượng và khả năng ứng dụng
kết quả của đề tài NCKH, chính phủ đã đưa ra các qui chế tuyển chọn, đánh giá đề tài rất chặt chẽ. Ngay từ khâu lập kế hoạch đã chú ý đến kế hoạch ứng dụng kết quả nghiên cứu, kế hoạch mở rộng ứng dụng kết quả nghiên cứu. Việc đánh giá xét chọn các đề tài được thực hiên theo qui trình sau:
Bước 1: Cơ quan chuyên trách đánh giá đề tài của các Bộ, ngành sẽ lập hội đồng đánh giá sơ bộ về năng lực của tổ chức, cá nhân đăng ký, khả năng đóng góp tài chính của các công ty tư nhân, tránh trùng lặp, loại bỏ các yếu tố trùng lặp
Bước 2: Lập hội đồng chuyên môn gồm có 7 thành viên trong đó có ít nhất 01 thành viên từ khối công nghiệp, 01 thành viên từ các trường đại học, viện nghiên cứu, có thể mời 01 thành viên là người đang thực hiện đề tài có tính chất tương tự. Các thành viên đánh giá có thể được lựa chọn từ cơ sở dữ liệu các chuyên gia R&D, các thành viên không được có quan hệ họ hàng với bên đăng ký đề tài, không thuộc cùng một cơ quan, không phải quan hệ thầy trò. Có thể mời cả chuyên gia nước ngoài tham gia Hội đồng đánh giá nếu thấy cần thiết. Phương pháp đánh giá có thể là văn bản hay thảo luận tuỳ theo đặc thù của đề tài. Trong một số trường hợp có thể áp dụng cả hai phương pháp đánh giá. Các đề tài có kết quả từ 60 điểm trở lên được đưa vào danh sách xét chọn, các đề tài có sự tham gia của các công ty được ưu tiên hơn, đặc biệt là các công ty có đủ khả năng thực hiện các yêu cầu về công nghệ chuyên ngành của đề tài. Danh sách các đề tài được sắp xếp theo số điểm từ cao xuống thấp. Bước 3: Danh sách các đề tài đã được xét chọn để đưa vào danh sách nói trên sẽ được đem đến cho một hội đồng riêng biệt hay có thể gọi là Hội đồng kỹ thuật. Hội đồng này có 10–15 thành viên trong đó có tối thiểu 50% thành viên là những người sẽ sử dụng kết quả đề tài, 01 thành viên của cơ quan đánh giá, 01 từ Bộ ngành chủ quản và các thành viên các cơ quan bên ngoài. Căn cứ báo cáo đánh giá tổng hợp của Chủ nhiệm chương trình và kế hoạch do cán bộ quản lý chương trình đệ trình, Hội đồng kỹ thuật xem xét chất
lượng của kết quả đánh giá đối với từng đề tài trong danh sách đề tài được đệ trình.
Về tài chính cho đề tài; đối với những đề tài về công nghệ cơ bản, công nghệ nguồn, Nhà nước sẽ cấp kinh phí thực hiện đề tài. Chính phủ tài trợ kinh phí nghiên cứu đối với các đề tài NC&TK có doanh nghiệp tham gia. Tuỳ theo qui mô của doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, tỷ lệ tài trợ kinh phí như sau:
- Doanh nghiệp lớn: khoảng 50% kinh phí nghiên cứu
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ: khoảng 70-75% kinh phí nghiên cứu Cơ chế tài trợ kinh phí cho việc nghiên cứu của chính phủ Hàn Quốc khuyến khích sự liên kết tổ chức NCKH với doanh nghiệp. Một mặt nó tạo ra sức ép đối với nhà khoa học để được chính phủ tài trợ nghiên cứu, nhà khoa học phải bắt tay với doanh nghiệp, tìm vấn đề nghiên cứu cho chính doanh nghiệp đó. Chính sách đó cũng đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề công nghệ và đổi mới sản phẩm cho chính doanh nghiệp.