1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off
3.3.12.3. Chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ
Tiếp tục hoàn chỉnh chính sách thu hút nhân tài, trong đó đặc biệt lưu ý đến tạo môi trường, điều kiện làm việc và chính sách đãi ngộ, gắn kết lực lượng tại chỗ và bên ngoài nhằm chống chảy máu chất xám, kêu gọi cán bộ khoa học có trình độ cao, sinh viên giỏi về địa phương công tác.
Có chính sách và biện pháp thích hợp để thu hút tài năng trẻ vào làm việc tại các tổ chức khoa học và công nghệ của tỉnh, sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ giỏi ở tuổi nghỉ hưu, hình thành các tập thể khoa học và công nghệ mạnh về năng lực nghiên cứu. Tạo mọi điều kiện cần thiết để các cán bộ này phát huy năng lực bằng cách bố trí công việc phù hợp.
Chú ý tăng cường nhân lực dưới hình thức mời chuyên gia tư vấn. Đây là hình thức thu hút rất có hiệu quả. Các chuyên gia vừa làm cố vấn, vừa giúp ngành khoa học của tỉnh gây dựng nên các nhóm nghiên cứu, nhóm tác nghiệp để sau đó các nhóm này tự phát triển.
Bố trí công tác phù hợp, tạo môi trường, điều kiện làm việc tốt để cán bộ đó hoàn thành nhiệm vụ, phát huy năng lực sáng tạo. Đồng thời, cần chú ý tạo ra sự đãi ngộ xứng đáng để sử dụng có hiệu quả hơn đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại chỗ để thu hút đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ từ nơi khác đến,
Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ khoa học và công nghệ làm việc ở vùng nông thôn và những vùng có điều kiện khó khăn của tỉnh.
Khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng đối với tập thể và cá nhân có cống hiến. Hình thành Giải thưởng khoa học và công nghệ của tỉnh được trao thưởng hàng năm để tôn vinh các cá nhân, tập thể khoa học và công nghệ có đóng góp lớn cho sự phát triển của địa phương.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Thực trạng từ nhiều năm nay, đa phần kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học sau khi kết thúc nghiên cứu thường được nằm trong kệ tủ của các cơ quan quản lý, chỉ một phần kết quả được triển khai ứng dụng trong thực tiễn sản xuất phục vụ đời sống. Điều này gây lãng phí công sức của các nhà khoạ học, cơ quan quản lý và là giảm hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Đây là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý, nhà khoa học trong quá trình tìm kiếm giải pháp khắc phục tình trạng trên. Bộ KH&CN, cơ quan quản lý và tổ chức KH&CN các cấp đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo bàn về nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu phát triển KH&CN. Tuy nhiên tình trạng trên mới bước đầu khắc phục được phần nào. Hoạt động NC-TK của tỉnh Thanh Hoá cũng không nằm ngoài tình trạng trên. Tổng kết hoạt động KH&CN Thanh Hoá cho thấy chỉ xấp xỉ 29% kết quả của các đề tài dự án KH&CN được ứng dụng vào sản xuất phục vụ đời sống. Qúa trình tìm giải pháp để nâng cao chất luợng, hiệu quả các đề tài nghiên cứu KH&CN bắt đầu từ việc xác định những vấn đề còn tồn tại, yếu kém của hoạt động KH&CN từ góc độ nhà quản lý, tổ chúc hoạt động KH&CN, nhân lực KH&CN, cơ sở vật chất phục vụ KH&CN thông tin KH&CN, đến các chính sách đầu tư, quản lý tài chính,.... cho khoa học. Trên cơ sở các tồn tại yếu kém của hoạt động KH&CN đặc biệt là hoạt động NC- TK xác định rõ nguyên nhân của các tồn tại, yếu kém làm ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng kết quả của các đề tài dự án KH&CN. Bên cạnh đó cần xem xét vai trò của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của các ngành các cấp trong chiến lược phát triển KH&CN nhằm đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và đưa nhanh các tiến bộ KHKT vào phục vụ đời sống góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.
Nguyên nhân của tình trạng kết quả nghiên cứu kém chất lượng, hiệu quả ứng dụng thấp phải được làm rõ để làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và triển khai kết hợp với các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các đề tài KH&CN trên địa bàn tỉnh.
Một số khuyến nghị:
1) Đối với Chính phủ và Bộ ngành trung ương
- Xem xét sửa đổi và bổ sung các nội dung bất cập của các văn bản luật, nghị định, thông tư, có liên quan đến hoạt động KH&CN. Cụ thể là với Nghị định 119/1999/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thực hiện; Mức thuế thu nhập được qui định là quá cao (mức thấp nhất là 15%), doanh nghiệp không thấy rõ sự ưu đãi của nhà nước, chính sách ưu đãi còn tập trung vào những ngành mũi nhọn, những DN có sản phẩm là công nghệ cao, chưa tạo sự bình đẳng giữa các DN. Đối với doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó khả năng đầu tư vốn hạn chế vì vậy mức hỗ trơ tối đa 30% cho tổng khi phí đề tài nghiên cứu để tạo ra công nghệ mới đối với những sản phẩm mà Nhà nước khuyến khích là quá thấp không khuyến khích đựoc nhiều doanh nghiệp tham gia.
Có hạng mục kinh phí chi cho nội dung hỗ trợ khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học nằm trong kế hoạch kinh phí hàng năm hoạt động nghiên cứu khoa học các cấp Trung ương, địa phương
2) Với UBND tỉnh và Sở ngành địa phƣơng
Cần có kế hoạch cụ thể để tiếp tục đưa ra những giải pháp khả thi trong việc triển khai thực hiện đề án quy hoạch phát triển KH&CN với tầm nhìn dài hạn 15 hoặc 20 năm trong phạm vi toàn tỉnh. Cụ thể là
Nâng cao chất lượng của các Hội đồng khoa học trong xét chọn, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN. Cần có cơ chế hợp tác với các nhà khoa học có uy tín, chuyên gia giỏi, các nhà quản lý doanh nghiệp có thương hiệu và kinh
nghiệm tổ chức SXKD (tương tự như CSDL chuyên gia) để nâng cao chất lượng phản biện đề tài, dự án.
Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan quản lý nhà nước: UBND các cấp, Sở Công Thương, các hiệp hội nghề nghiệp: Hội doanh nghiệp Thanh Hoá...ký kết hợp tác, phối hợp thúc đẩy công tác NCKH trong doanh nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất.
Dứt khoát loại bỏ các đề tài KH&CN không có cam kết triển khai ứng dụng cụ thể tại tổ chức SXKD (trừ các đề tài nghiên cứu cơ bản).
Có cơ chế kiểm tra các nội dung về năng lực của đơn vị chủ trì đề tài dự án và đơn vị phối hợp trước khi đưa ra Hội đồng khoa học xét chọn, tuyển chọn
Có cơ chế hợp đồng tư vấn thanh tra, kiểm tra độc lập với một đơn vị tư vấn trong quá trình thực hiện đề tài, dự án.
Đổi mới cơ chế quản lý kinh phí ngân sách chi cho nghiên cứu khoa học theo hướng khoán gọn trên cơ sở hợp đồng nghiên cứu đã ký kết; sửa đổi định mức chi cho hoạt động nghiên cứu triển khai. Xây dựng và ban hành quy định, chế tài cụ thể đối với việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu, xử lý đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng, sử dụng kinh phí không đúng mục đích.
Xây dựng và ban hành Chính sách " Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực KH&CN trên địa bàn tỉnh".
Có qui hoạch tổng thể nguồn nhân lực KH&CN cho các tổ chức KH&CN trong tỉnh để đủ khả năng đáp ứng nhiệm vụ KH&CN. Có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo nâng cao, đào tạo lại đội ngũ KH&CN trong các tổ chức hoạt động KH&CN và cả doanh nghiệp.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KH&CN. Đầu tư trọng điểm cho một số đơn vị có
tiềm lực KH&CN như Trung tâm NCƯD trường ĐH Hồng Đức, Trung tâm nuôi cấy mô (Sở KH&CN), Trung tâm thông tin ứng dụng và CGCN Thanh Hoá, Trung tâm NC ứng dụng KHKT giống cây trồng NN Thanh Hoá. Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôi Thanh Hoá.
Tăng mức đầu tư bằng ngân sách của tỉnh cho phát triển KH&CN tới 2% ngân sách chi thường xuyên.
Xoá bỏ hoàn toàn cách chi cho đề tài dự án KH&CN theo kiểu bình quân ngầm định, đầu tư trọng điểm cho các đề tài dự án khả thi gấp 2,3 lần hiện nay (có thể tới 3-4 tỷ đồng/đề tài trọng điểm).
Có qui hoạch và xúc tiến thành lập các trung tâm tư vấn, môi giới công nghệ, môi giới tài chính cho phát triển và ứng dụng KH&CN, xúc tiến sự tham gia của doanh nghiệp đến với các quĩ đầu tư cho KH&CN, quĩ Đầu tư mạo hiểm...
Tăng cường thông tin KH&CN, xây dựng CSDL KH&CN tại Trung tâm thông tin ứng dụng và CGCN Thanh Hoá. Tăng ấn phẩm thông tin KH&CN đến với doanh nghiệp, Nâng cao chất lượng trang tin KH&CN Thanh Hoá để trở thành địa chỉ thông tin KH&CN đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phát triển KH&CN của cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong tỉnh.
Tăng cường gắn kết hợp tác 3 nhà: Nhà Khoa học-Nhà Doanh nghiệp (Nhà Nông)-Nhà nước thông qua các hội thảo hợp tác phát triển nghiên cứu, ứng dụng thường niên.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng KH&CN các ngành trọng điểm của tỉnh: Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu, Khoa học Y Dược dưới các hình thúc như hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ..
3).Với doanh nghiệp
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là các kiến thức liên quan đến hoạt động KH&CN. Kinh phí Nhà nước chỉ là “đòn bẩy”, còn tự thân các DN đầu tư cho bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bản thân doanh nghiệp phải có một đội ngũ giỏi nghề mới có thể tiếp nhận, vận hành công nghệ, phát triển công nghệ để phát triển bền vững..
- Chủ động và tích cực hợp tác với Nhà Khoa học, tổ chức KH&CN trong nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ.
- Đào tạo đội ngũ làm công tác KH&CN (trước nhất là bộ phận R&D, sở hữu trí tuệ, quản lý chất lượng...). Tăng đầu tư kinh phí cho hoạt động KH&CN của DN theo nhu cầu và xu thế phát triển (ít nhất từ 5-10% doanh thu).
- Tham gia thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN của hiệp hội ngành nghề, Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN của tỉnh, Qũi Đầu tư mạo hiểm. Tham gia thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN của DN theo như Quyết định Số: 36 /2007/QĐ-BTC, ngày 16 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài Chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo:
1. Trần Ngọc Ca (2008), tập bài giảng Công nghệ, Đổi mới Công nghệ và Thị trường công nghệ.Trình bày tại lớp Cao học Chính sách Khoa học và Công nghệ K14 năm 2009-2011
2. Vũ Cao Đàm (2007), Lý thuyết hệ thống, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
3. Vũ Cao Đàm (2008), Khoa học và chính sách, Giáo trình, NXB Đại học QGHN, Hà Nội
4. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Phạm Huy Tiến (2006), Tổ chức Khoa học và Công nghệ, Tập bài giảng. Trình bày tại lớp Cao học Chính sách Khoa học và Công nghệ K14 năm 2009-2011.
Luật và các văn bản dƣới luật liên quan đến hoạt động KH&CN ở Việt Nam
6. Chính phủ, Nghị định số 119/1999/N Đ-CPngày 18/9/1999, Về một số
chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.
7. Bộ Khoa học-công nghệ (2000), Thông tư liên tịch số 2341/2000/TTLT-BKHCNMT- BTC ngày 28/11/2000 giữa Bộ Khoa học-công nghệ và Môi trường và Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999
thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000, Luật khoa học và công nghệ (2000)
9. Chính phủ (2002), Nghị định số 81/2002/NĐ-CP, ngày 17/10/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật khoa học và công nghệ
10. Chính phủ (2003), Nghị định số 122/2003/NĐ-CP của Chính phủ về
thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000, Luật khoa học và công nghệ (2000)
12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, Luật Sở hữu trí tuệ (2005)
13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, Luật chuyển giao công nghệ (2006) 14. Bộ Tài chính-Bộ KH&CN,Thông tư liên tịch số 93 /2006/TTLT/BTC-
BKHCN, Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
15. Bộ Tài Chính (2007), Quyết định số 36/2007/QĐ- BCT của Bộ Tài Chính Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp
16. Chính phủ (2003), Nghị định số 122/2003/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
17. Chính phủ (2005), Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ về
Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
18. Nguyễn Quân (2009), Cách tiếp cận hệ thống đổi mới trong quản lý nhà nước về KH&CN, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ
KH&CN, Tạp chí Hoạt động khoa học số 12.2009.
19. Bộ tài chính-Bộ KH&CN, Thông tư liên tịch số 44/TTL-BTC- BKH&CN (2007), Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
20. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 272/2003/QĐ – TTg về việc
Phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010.
21. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 117/2005/QĐ – TTg về việc ban hành Điều lệ mẫu Tổ chức và Hoạt động của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
22. UBND tỉnh Thanh Hoá (2005), Quyết định số 3166/2010/QĐ-UBND Ban hành “Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh”
23. UBND tỉnh Thanh hoá (2008), Quyết định số 1522/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006-2010.
Tài liệu online:
24. Vũ Đình Cự, Hệ thống đổi mới quốc gia - động lực phát triển của thị trường khoa học và công nghệ,
http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineNam e.2004-04-22.2018/2005/2005_00010/MItem.2005-03-0
25. Tiến Dũng, “Bộ trưởng Hoàng Văn Phong: Cần đột phá trong khoa học công nghệ”, http://vnexpress.net/GL/Khoa-
26. Vũ Cao Đàm, Luật KH&CN cần quan tâm đến "hoạt động KH&CN"
trong sản xuất, http://www.tchdkh.org.vn/ttchitiet.asp?code=7172 (Tin ngày 11-08-2008).
27. Nguyễn Minh Phong, Đầu tư cho khoa học và công nghệ. Bắt đầu từ
gắn kết các quỹ, Báo Diễn đàn doanh nghiệp,20/10/2010.
28. Hanh Nguyên, Đổi mới cơ chế tài chính cho KH&CN địa phương, http://laodong.com.vn/tin-tuc/doi-moi-co-che-tai-chinh-cho-khoa-hoc- va-cong-nghe-dia-phuong/39046,14/6/2008.
29. Trần Tuấn Anh, Bài học từ kinh nghiệm phát triển khoa học công nghệ của Đài Loan thông qua mô hình Công viên khoa học Tân Trúc và Viện ITRI