Nguồn lực khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 44)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

2.2. Nguồn lực khoa học và công nghệ

2.2.1.Nhân lực khoa học và công nghệ.

Hiện nay, toàn tỉnh có 36 tổ chức KH&CN, trong đó có 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 13 tổ chức nghiên cứu và phát triển và 18 tổ chức dịch vụ KH&CN. Mặc dù số lượng chưa nhiều, năng lực hoạt động KH&CN còn hạn chế nhưng trong những năm qua các tổ chức KH&CN của tỉnh đã có những thành tích đáng được ghi nhận với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phát triển giống cây, con mới, đổi mới công nghệ sản xuất vật liệu... đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp triển kinh xã hội của tỉnh.

Tính đến 01/04/2010, Thanh Hóa có 127.517 cán bộ KH&CN, chiếm 1,9% dân số, với 1.335 người có trình độ trên đại học, chiếm 0,36% (tiến sỹ 125 người thạc sỹ và tương đương 2.620; đại học 58.744 người (Nguồn: niên giám thống kê 2009-Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hoá).

Cơ cấu phân bổ cán bộ KH&CN giữa các vùng không đồng đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng có 98.636 người, chiếm 80,9%; vùng miền núi có 13.625 người, chiếm 19,1%. Trong các lĩnh vực kinh tế: nông – lâm – ngư nghiệp có 4.911 người, chiến 6,8%; công nghiệp - xây dựng có 7.875 người, chiếm 11,1% và các ngành dịch vụ có 58.475 người, chiếm 82,1%.

Đội ngũ cán bộ KH&CN làm việc tại các tổ chức KH&CN và các đơn vị có hoạt động KH&CN hiện có khoảng 1.500 người (chiếm 4,6% tổng số cán bộ KH&CN trong toàn tỉnh). Trong đó: Trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển (NCPT), đơn vị hoạt động dịch vụ KH&CN khoảng 300 người (chiếm 20%); các trường đại học, cao đẳng có khoảng 1200 người (chiến 80%);

Nhân lực KH&CN cho hoạt động nghiên cứu triển khai và dịch vụ KH&CN.

Bảng 2.1. Nhân lực KH&CN trong các tổ chức R&D ĐVT: Người TT Tên đơn vị Tổng số Trình độ Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học đẳng Cao

1 Trung tâm Nuôi cấy mô thực vật Thanh Hoá

7 0 1 5 1

2 Trung tâm NC ứng dụng KHKT giống cây trồng NN T.Hoá

27 0 1 23 3

3 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng

KHKT chăn nuôi Thanh Hoá 8 0 1 7 0

4 Trung tâm NC&SX giống hải sản T.Hoá

7 0 0 7 0

5 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHCN (ĐH Hồng Đức)

4 0 2 2 0

6 Trung tâm NCứu dược liệu Bắc

Trung Bộ 9 0 3 6 0

7 Trung tâm nghiên cứu và khảo

nghiệm giống mía Nông Cống 5 0 0 5 0

8 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Hoá

4 0 0 4 0

9 Trung tâm quan trắc và bảo vệ Mtrường T.H

30 0 0 30 0

10 Trung tâm Kiểm định chất lượng

xây dựng Thanh Hoá 21 0 1 19 1

11 Viện Quy hoạch xây dựng Thanh

Hoá 74 0 11 63 0

12 Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Hà Trung

12 0 3 9 0

13 Trung tâm nghiên cứu KHXH&NV

trực thuộc đại học Hồng Đức 10 3 6 1 0

Tổng số 218 3 29 181 5

Bảng 2.2: Nhân lực KH&CN trong các tổ chức dịch vụ KH&CN ĐVT: Người TT Tên đơn vị Tổng số Hình thức sử dụng Trình độ Chính

nhiệm nhiệm Kiêm Tiến sỹ Th sỹ Đại học đẳng Cao

1 Trung tâm tư vấn chuyển giao KH&CN Thanh Hoá

7 7 0 0 0 5 2

2 Trung tâm chuyển giao CN hỗ trợ nông dân (Hội ND tỉnh)

5 5 0 0 0 5 0

3 Trung tâm tư vấn phát triển KHCN Lâm nghiệp Thanh Hoá

11 6 5 0 0 11 0

4 Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển lâm nghiệp

16 10 6 0 1 15 0

5 Trung tâm tư vấn CN sinh học, hoá học và môi trường TH

3 3 0 0 0 3 0

6 Trung tâm NC cứu ứng dụng và CGCN xây dựng mới

10 10 0 0 0 10 0

7 Trung tâm tư vấn KHCN cầu đường Thanh Hoá

18 3 15 1 2 14 1

8 Trung tâm tư vấn đầu tư &phát triển KHCNMT Thanh Hoá

4 3 1 0 0 4 0

9 Trung tâm công nghệ

sinh học Thanh Hoá 10 1 9 2 2 6 0

10 Trung tâm TV chuyển giao KH&CN giống cây NN T.Hoá 4 3 1 0 1 3 0 11 Trung tâm TVPT và chuyển giao KHCNMT Thanh Hoá 25 2 23 2 2 21 0

12 Trung tâm thông tin KHCN và dịch thuật Thanh Hoá

4 4 0 0 0 4 0

13 Trung tâm tư vấn & chuyển giao KHCN chăn nuôi thú y

TT Tên đơn vị Tổng số Hình thức sử dụng Trình độ Chính nhiệm Kiêm nhiệm Tiến sỹ Th sỹ Đại học Cao đẳng

14 Trung tâm Hỗ trợ VAC - Trang trại (Trực thuộc Hội làm vườn và trang trại Thanh Hoá)

15 8 7 0 0 12 3

15 Trung tâm tư vấn Khoa

học kinh tế Thanh Hóa 7 2 5 1 2 4

16 Trung tâm Hỗ trợ ứng phó Biến đổi khí hậu Thanh Hóa (Trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Thanh Hóa)

9 2 7 0 1 6 2

17 Trung tâm tư vấn và ứng dụng KHCN Tài

nguyên, môi trường

7 2 5 0 2 5 0

18 Trung tâm Công nghệ thông tin (thuộc Sở TT&TT)

24 10 14 0 2 19 3

Tổng số 184 83 101 6 15 152 11

Nguồn: Sở KH&CN Thanh Hoá

Kết quả điều tra ở 13 tổ chức NCTK, 18 tổ chức dịch vụ KH&CN và các đơn vị có hoạt động dịch vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh cho thấy:

- Nhân lực KH&CN trong các tổ chức nghiên cứu triển khai:

Trong số 218 cán bộ KH&CN đang làm việc tại 13 tổ chức NCTK, cán bộ có trình độ trên đại học có 32 người, chiếm 14.6 % tổng số; cán bộ đại học 181 người, chiếm 83,5% tổng số; cán bộ có trình độ cao đẳng 5 người, chiếm 2,2% tổng số (bảng 2.1).

- Nhân lực KH&CN trong các tổ chức dịch vụ KH&CN và các đơn vị có hoạt động dịch vụ KH&CN:

Trong số 184 cán bộ KH&CN đang làm việc tại 18 tổ chức dịch vụ KH&CN có: 21 cán bộ trình độ trên đại học, chiếm 11,4% tổng số; 152 cán bộ trình độ đại học, chiếm 82,6% tổng số; 11 cán bộ có trình độ cao đẳng, chiếm 5,9% tổng số. Trừ 2 tổ chức dịch vụ KH&CN thuộc cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, còn lại là 11 tổ chức dịch vụ KH&CN thuộc các tổ chức xã hội nghề nghiệp cán bộ KH&CN làm việc chủ yếu theo chế độ kiêm nhiệm, với số lượng 101 trên tổng số 184 người, chiếm 54,8 % (bảng 2.2).

- Nhân lực KH&CN trong các đơn vị có hoạt động dịch vụ KH&CN được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 2.3. Nhân lực KH&CN ở các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh có hoạt động KH&CN

ĐVT:Người

TT Tên đơn vị Tổng

Trong đó trình độ Trên đại học ĐH

1. Trung tâm Khuyến nông T.Hoá 25 1 (1 ThS) 23 1

2. Trung tâm khuyến công và tư vấn công nghiệp T.Hoá

8 0 8 0

3. Chi cục Chất lượng nông lâm thủy

sản Thanh Hoá 13 1 (1 TS) 11 1

4. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Thanh Hoá

14 9 (1 ThS; 8 CK1)

5 0

5. Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm

18 0 15 3

6. TTâm phòng chống sốt rét ký sinh

trùng và côn trùng 18 7 (1CK2; 6 CK1) 10 1

7. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh 27 6 (6 ThS) 21 0

8. Đoàn quy hoạch thuỷ sản T.Hoá 5 0 5 0

9. Đoàn quy hoạch & Tkế NNo

T.Hoá 19 1 (1 TS) 17 1

10. Đoàn mỏ địa chất Thanh Hoá 27 0 23 4

11. Chi cục bảo vệ thực vật Thanh Hoá

13 1 (1 ThS) 12 0

12. Chi cục thú y Thanh Hoá 17 0 15 2

13.Bệnh viện Đa khoa tỉnh 220 105 (23ThS;

1CK2; 81 CK1)

65 50

14.Bệnh viện Y học dân tộc Thanh Hoá

42 29 (4ThS; 1 CK2; 24 CK1)

TT Tên đơn vị Tổng Trên đại học Trong đó trình độ ĐH

15.Bệnh viện Phụ sản ThanhHoá 99 42 (7ThS; 12

CK2; 23 CK1) 40 17 16.Bệnh viện Nhi Thanh Hoá 123 20 (6ThS; 3

CK2; 11 CK1)

66 37

17.Bệnh viện Mắt Thanh Hoá 26 9 (1 CK2; 8

CK1) 12 5

18.Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá 68 27 (1ThS; 2 CK2; 24 CK1)

23 18

19.Bệnh viên Nội tiết Thanh Hoá 31 9 (2 ThS; 1

CK2; 6 CK1) 19 3

20.Bệnh viện Lao và Bệnh phổi T.Hoá 45 14 (4ThS; 10 CK1) 31 0 Tổng số 857 281 (2TS; 56ThS; 22CK2; 201 CK1) * 429 147

Nguồn: Sở KH&CN Thanh Hoá

Ngoài các tổ chức dịch vụ KH&CN nêu trên, nhiều đơn vị khác trên địa bàn tỉnh cũng tham gia các hoạt động dịch vụ KH&CN với trên 20 đơn vị cấp tỉnh và trên 130 đơn vị cấp huyện, phạm vi hoạt động trên hầu khắp các lĩnh vực KT-XH (nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, y dược …): Tuyến tỉnh có Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, Chi cục Chất lượng nông lâm thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật; tuyến huyện có các trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y huyện… Đội ngũ cán bộ KH&CN làm việc ở các đơn vị này có trên 2.200 người, chiếm 3,1% tổng số cán bộ KH&CN trong toàn tỉnh; cán bộ trình độ trên đại học có trên 500 người. Đây là nguồn nhân lực KH&CN chủ yếu cho các hoạt động dịch vụ KH&CN, đặc biệt là hoạt động tư vấn, ứng dụng các KTTB và chuyển giao công nghệ vào sản xuất trên phạm vi toàn tỉnh (bảng 2.3).

Công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN.

a) Đào tạo nguồn nhân lực KH&CN:

Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ KH&CN trong tỉnh được chú trọng. Hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực KH&CN của tỉnh đã được đầu tư, mở rộng cơ cấu ngành, nghề đào tạo, tăng thêm một số ngành đào tạo mới, cung cấp bổ sung số lượng lớn nguồn nhân lực KH&CN tiềm năng cho tỉnh, nhất là ở Trường ĐH Hồng Đức và 4 trường cao đẳng (từ năm 2001-2010, các trường này đã đào tạo 10.448 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, 4.824 sinh viên tốt nghiệp đại học).

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ KH&CN, Thanh Hóa đang triển khai Đề án Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài, với mục tiêu đến năm 2020 đào tạo 500 cán bộ, trong đó có 350 đại học; 100 thạc sỹ; 50 tiến sỹ cho các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh.

Bên cạnh đó, thông qua các chương trình, dự án KH&CN đã đào tạo, bồi dưỡng hàng nghìn lượt cán bộ kỹ thuật làm chủ được các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến. Đây là lực lượng nòng cốt hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân, nông dân ứng dụng thành công các KTTB và chuyển giao CN vào sản xuất trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực của tỉnh như: Quyết định số 746/2006/QĐ-UBND ngày 20/03/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Quy định về chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có chế độ trợ cấp thêm (ngoài lương và phụ cấp theo chế độ hiện hành) trong thời gian đi học đối với các cán bộ được cử đi đào tạo tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp II, dược sỹ chuyên khoa cấp II, thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp I, dược sỹ chuyên khoa cấp I, đối với đào tạo sau đại học ở nước ngoài thì được tỉnh đầu tư kinh phí đào tạo theo quy định của Chính phủ: Quy định về tạm

thời về chế độ ưu đãi đối với giảng viên về dạy ở Trường ĐH Hồng Đức. Các chính sách này đã phát huy được một số mặt tích cực, động viên cán bộ KH&CN tích cực học tập, nâng cao trình độ. Tuy nhiên chế độ ưu đãi này đến nay đã không còn phù hợp.

b) Sử dụng nguồn nhân lực KH&CN.

Đội ngũ cán bộ KH&CN của tỉnh đã có những đóng góp đáng kể cho hoạt động KH&CN nói chung, ứng dụng KTTB và chuyển giao CN vào sản xuất nói riêng của tỉnh. Đây là lực lượng chính tổ chức, triển khai các nhiệm vụ KH&CN, đồng thời là lực lượng nòng cốt trong các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, trực tiếp triển khai và hướng dẫn kỹ thuật cho đội ngũ công nhân kỹ thuật và đông đảo nông dân ứng dụng thành công các KTTB vào sản xuất trên tất cả các lĩnh vực KT-XH. Trong 5 năm, từ 2003-2007, toàn tỉnh có khoảng 14.400 đề tài, dự án KH&CN các cấp và sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất được triển khai, áp dụng vào sản xuất và đời sống làm lợi hàng trăm tỷ đồng, với 65 lượt cá nhân được tặng Bằng lao động sáng tạo. Những đóng góp của đội ngũ cán bộ KH&CN đã góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)