1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off
2.1.1. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN
* Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN thuộc cơ quan Sở KH&CN.
+ Các tổ chức quản lý nhà nước:
. Các phòng chuyên môn gồm:
Văn phòng sở; Phòng quản lý khoa học, Phòng quản lý công nghệ; Phòng quản lý khoa học công nghệ cơ sở, Phòng phát triẻn tiềm lực KHCN, Phòng quản lý chuyên ngành; Thanh tra Sở
. Đơn vị trực thuộc:
Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng + Các đơn vị sự nghiệp có thu:
Trung tâm nuôi cấy mô thực vật.
Trung tâm thông tin, ứng dụng chuyển giao KH&CN (Tự chủ về tài chính và nhân sự )
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
Căn cứ Thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/7/2003 của Liên Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về KH&CN ở địa phương thì Sở KH&CN có 16 nhiệm vụ quyền hạn.
So với chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Thông tư liên tich số 05/2002/TTLT-TCCBCP ngày 07/3/2002 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của cơ quan quản lý KHCN&MT ở địa phương thì Sở KH&CN được giao thêm 4 nhiệm vụ mới là:
. Thống kê KH&CN.
. Quản lý Nhà nước các hoạt động của Hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
. Phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh xây dựng và trình UBND tỉnh phê
duyệt chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chính sách, cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả tiềm lực KH&CN của tỉnh, bao gồm: Khuyến khích, thu hút nhân lực KH&CN, đào tạo bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ KH&CN, xây dựng, tổ chức hoạt động của các phòng thí nghiệm theo chức năng của Sở.
. Quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ:
* Hội đồng khoa học tỉnh được thành lập theo quy định số 2480/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, là tổ chức tư vấn của Chủ tịch UBNN tỉnh về công tác KH&CN của tỉnh. Hội đồng có 21 thành viên: Phó Chủ tịch UBNN tỉnh là chủ tịch Hội đồng, giám đốc sở KH&CN là phó chủ tịch thường trực Hội đồng, các thành viên hội đồng là lãnh đạo của một số sở, ban, ngành trong tỉnh. Phương thức hoạt động của hội đồng mang tính cá nhân nhà khoa học, không đại diện cho cơ quan, hoặc tổ chức mình công tác. Sở KH&CN là cơ quan thường trực của Hội đồng.
* Tổ chức quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện).
Từ năm 2002, Chủ tịch UBND tỉnh đã có quyết định về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giao nhiệm vụ quản lý KH&CN cho 1 phòng chuyên môn. Từ năm 2003 đến nay, thực hiện Thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/3/2003 của liên bộ Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý về KH&CN ở địa phương, công tác quản lý
KH&CN ở cấp huyện đã có chuyển biến. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện đã được thiết lập (chưa có chuyên trách, chỉ có kiêm nhiệm) và bước đầu đã triển khai thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN. Tất cả các huyện đều đã thành lập Hội đồng KH&CN huyện cùng với quy chế hoạt động của Hội đồng KH&CN.
2.1.2. Thực trạng về xây dựng và phát triển cơ chế chính sách quản lý KH&CN.
- Khuyến khích tạo điều kiện và buộc các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, phối hợp giữa các ngành các cấp triển khai mạnh mẽ luật KH&CN, Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về điều chỉnh một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các cơ sở đầu tư vào hoạt động KH&CN.
- Chuyển đổi cơ chế quản lý mang tính hành chính bao cấp sang cơ chế mới phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những nội dung cụ thể:
. Thể chế hóa những quan điểm chỉ đạo về hoạt động KH&CN:
Bộ KHCN&MT (nay là Bộ KH&CN) thể chế hóa Luật KH&CN vào các giai đoạn 2001-2005 bằng các văn bản như các Quyết định 05, Quyết định 06, Quyết định 07 và Quyết định số 15/2002/QĐ-Bộ KHCN&MT về quy định tạm thời xác định các nhiệm vụ KH&CN; phương thức hoạt động của Hội đồng tư vấn KH&CN tuyển chọn tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước. Tỉnh Thanh Hóa có các văn bản vận dụng tương tự như: Quyết định số 1928, 1929, 1930/QĐ-CT năm 2003 của Chủ tịch UBND tỉnh áp dụng cho việc xác định nhiệm vụ KH&CN, đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KH&CN giai đoạn năm 2001- 2005 cấp tỉnh của Thanh Hóa.
Ban hành các văn bản quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn quản lý KH&CN từ tỉnh đến cơ sở cấp huyện, nhằm đẩy mạnh một bước hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động KH&CN:
Ban hành một số chính sách ưu tiên đầu tư cho một số lĩnh vực kinh tế quan trọng đặc biệt trong các lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi và phát triển công nghệ thông tin, chính sách khuyến khích thu hút các cán bộ khoa học có trình độ cao về giảng dạy ở Trường đại học Hồng Đức, chính sách phụ cấp ưu đãi cho cán bộ y tế công tác ở vùng sâu vùng xa…