Đa dạng hoá nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 86)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

3.3.5.Đa dạng hoá nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ

Nguồn ngân sách Nhà nƣớc:

. Trong những năm trước mắt, nguồn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn quyết định. Đề xuất với UBND tỉnh bố trí chi cho khoa học và công nghệ với mức tối thiểu là 2% trên tổng chi ngân sách và đảm bảo tốc độ tăng chi cho khoa học và công nghệ năm sau cao hơn năm trước.

Cho phép trích một phần kinh phí từ các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Các chương trình kinh tế-xã hội, các dự án đầu tư của tỉnh phải có hạng mục nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ cho việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đó.

Hàng năm, tỉnh cần dành một phần kinh phí sự nghiệp kinh tế-xã hội để thực hiện các chương trình, dự án điều tra cơ bản về nguồn lực KH&CN. Cơ sở dữ liệu được cập nhật luôn sát với thực tế là cơ sở quan trọng cho việc lập kế hoạch cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Nguồn huy động từ các thành phần kinh tế:

Có chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải được đưa thành một nội dung quan trọng trong việc sử dụng Quỹ đầu tư và phát triển của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ làm cầu nối gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với nghiên cứu khoa học và công nghệ. Cho phép doanh nghiệp được vay vốn với các điều kiện ưu đãi để đầu tư cho các dự án đổi mới khoa học và công nghệ. Trên cơ sở các qui định của Bộ Tài chính về việc trích khấu hao tài sản cố định, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp được khấu hao nhanh đối với tài sản, thiết bị, máy móc nhằm khuyến khích đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ có chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên của tỉnh, được tỉnh cấp kinh phí toàn bộ hoặc một phần.

Các đơn vị sự nghiệp, đã được giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ, dành một tỉ lệ (%) hợp lý chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nguồn Quĩ Phát triển sự nghiệp của đơn vị.

Có chính sách khuyến khích thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới, dịch vụ khoa học và công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.

Tăng cường khai thác các nguồn vốn ngoài nước thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức, như: hợp tác nghiên cứu, đào tạo; xây dựng các chương trình liên kết, hợp tác với các Trung tâm đào tạo, các viện, tổ chức nghiên cứu lớn của Trung ương…

Các tổ chức khoa học và công nghệ của tỉnh cần chủ động và tích cực tìm kiếm các đối tác trong nước hoặc ngoài nước để tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết, liên doanh theo qui định của pháp luật. Đề xuất với UBND tỉnh có chính sách phù hợp để kêu gọi tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 86)