Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu KH&CN

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 54)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

2.2.3.Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu KH&CN

 Tổ chức nghiên cứu triển khai.

Phần lớn các tổ chức NCTK được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (trụ sở và trang thiết bị văn phòng, đường truyền dịch vụ internet). Một số tổ chức đã và đang được trang bị máy móc, thiết bị, dụng cụ từng bước đáp ứng nhiệm vụ được giao như Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống hải sản Thanh Hoá, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHKT giống cây trồng Thanh Hoá, Trung tâm nuôi cấy mô thực vật Thanh Hoá…Tuy nhiên cơ sở vật chất vẫn còn nghèo, trang thiết bị không đồng bộ.

Tổ chức dịch vụ KH&CN và các đơn vị hoạt động dịch vụ KH&CN

- Tổ chức dịch vụ KH&CN

Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức dịch vụ KH&CN trong tỉnh còn nghèo, lạc hậu và không đồng bộ, dặc biệt là các tổ chức thuộc các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp (trên 90% tổ chức phải thuê mượn nhà làm trụ sở làm việc, trên 80% số tổ chức không có nhà xưởng hoặc đất để triển khai các mô hình trình diễn).

- Các đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ KH&CN.

Đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật cho KH&CN tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp có hoạt động KH&CN đã được trang bị một số máy móc trang thiết bị cơ bản, bước đầu đáp ứng đựoc một số hoạt động nghiên cứu cơ sở. Tuy nhiên chưa có các phòng thực hành, thí nghiệm chuyên sâu để phục vụ yêu

cầu nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm. Đối với các cơ sở KH&CN thuộc tuyến huyện, trang thiết bị rất sơ sài chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến ứng dụng tiến bộ KHKT và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất trên địa bàn.

- Các doanh nghiệp

Điều kiện cơ sở vật chất của đa số các doanh nghiệp lớn trong tỉnh có khả năng đáp ứng yêu cầu ứng dụng tiến bộ KHKT, tiếp thu và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm được chứng nhận LAS,VILAS (Phòng thí nghiệm của công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, Công ty CP Xi măng Nghi Sơn, Công ty cổ phần đường Lam Sơn……) với giá trị đầu tư hàng chục tỷ đồng/năm. Một số phòng KCS, trạm trại sản xuất giống cây trồng vật nuôi ở một số doanh nghiệp cũng bước đầu được đầu tư các thiết bị tuy còn sơ khai nhưng cũng đã phần nào đáp ứng việc áp dụng tiến bộ KHKT và chuyển giao công nghệ vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 54)