Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 90)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

3.3.8.2. Giải pháp quản lý

Hoạt động quản lý khoa học và công nghệ phải gắn với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp: Các đề tài nghiên cứu phải dựa vào đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, của cơ sở; đề tài phải có địa chỉ ứng dụng cụ thể. Công nghệ phải tạo ra sản phẩm có khả năng thương mại hoá thì mới có thể trở thành hàng hoá trên thị trường công nghệ.

Vì thế cần phải mạnh dạn đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu tạo ra sản phẩm mang tính thương mại, các sản phẩm nghiên cứu phải được đầu tư nghiên cứu hoàn thiện để có thể ứng dụng được trong đời sống, không dừng ở sản phẩm, giải pháp thử nghiệm, sản phẩm mẫu.

Cần có nhiều hình thức để quảng bá, giới thiệu rộng rãi kết quả nghiên cứu: Tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa 2 phía 'cung' và 'cầu'; tổ chức lấy ý kiến các nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp, các ngành ứng dụng về nhu cầu đổi mới công nghệ, sản phẩm. Từ đó, Nhà nước có các đặt hàng với các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu. Tổ chức Chợ công nghệ định kỳ, xây dựng Chợ khoa học và công nghệ trên mạng làm nơi giao lưu 3 nhà (Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp (Nhà Nông)), tạo điều kiện gặp gỡ giữa 'cung' và 'cầu', mua - bán chuyển giao công nghệ.

3.3.9. Tăng cường nguồn lực thông tin khoa học công nghệ đến với doanh nghiệp và cộng đồng.

Hình thành, phát triển và liên kết các mạng thông tin khoa học và công nghệ trên địa bàn và với các trung tâm thông tin khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế để có nguồn lực thông tin đủ đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ sự phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế-xã hội của tỉnh và các địa phương trong khu vực.

Xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ, trước hết ưu tiên các cơ sở dữ liệu về kết quả nghiên cứu trong nước, điều tra cơ bản, các công nghệ mới phục vụ các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh và khu vực.

Đẩy mạnh việc đưa thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông thôn. Từng bước mở rộng mạng thông tin để đưa tri thức khoa học đến với mọi người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các trung tâm học tập cộng đồng. Đài Phát thanh và Truyền hình đã tổ chức các chuyên mục khoa học và đời sống, công nghệ - môi trường trên sóng phát thanh, truyền

hình. Báo Thanh Hoá mở các chuyên mục tuần về “ Khoa học với nhà nông”, “ Khoa học và đời sống".

- Kết nối doanh nghiệp với nhà khoa học thông qua các Hội thảo “ Doanh nghiệp và KHCN ” hàng năm. Thông qua hội thảo, doanh nghiệp đưa ra nhu cầu đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ, nhà khoa học được tiếp nhận trực tiếp với các yêu cầu từ doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để xác đinh đề tài, dự án KHCN gắn với thực tế sản xuất tại địa phương.

- Trên Website của Sở KH&CN, Sở công thương, Hội doanh nghiệp, Sở NN&PTNT có trang thông tin về danh mục và kết quả các đề tài, dự án KH&CN, danh sách và thông tin của các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh có mối liên hệ gắn bó với các chương trình KH&CN của địa phương để doanh nghiệp thuận tiện trong việc trao đổi thông tin khoa học công nghệ gắn với thực tế sản xuất.

- Thông tin xét chọn, tuyển chọn đề tài dự án KH&CN hàng năm phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương như Phát thanh truyền hình, cổng thông tin điện tử Thanh Hoá, báo Thanh Hoá điện tử…cùng với việc gửi thông báo tới các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)