Tư tưởng xây dựng và thiết lập cơ chế phối hợp

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 72)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

3.1.1.1.Tư tưởng xây dựng và thiết lập cơ chế phối hợp

Thực chất muốn có một đề tài KH&CN có hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn đời sống cần phải đảm bảo đề tài đó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đời sống, nhu cầu đó có thể được phát hiện từ nhà doanh nghiệp trong chiến lược mở rộng và tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm hoặc có thể là phát hiện của nhà khoa học qua quá trình nghiên cứu hay từ thực tiễn đời sống. Nếu đề tài

xuất phát từ ý tưởng của nhà khoa học thì sản phẩm của đề tài chỉ có thể khả thi khi được ứng dụng thực tiễn trong sản xuất, tức là phải có một cơ sở thực tiễn về nhân lực, công nghệ, tài chính, yêu cầu của thị trường và một số điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho đề tài được thực hiện và đi vào thực tiễn. Phát hiện đó dù từ nguồn nào rồi cũng sẽ đến với nhà khoa học để được nhà khoa học nghiên cứu, cụ thể hoá bằng các tham số khoa học và công nghệ gắn kết với một qui trình thực nghiệm trong labo đến sản xuất thử trong xưởng thực nghiệm sau đó sẽ đến khâu hoàn thiện sản phẩm. Khi sản phẩm đã đảm bảo các tham số về kỹ thuật, công nghệ, tài chính, thương mại....sẽ được ứng dụng trong dây chuyền sản xuất công nghiệp sản xuất hàng loạt đưa ra thị trường. Như vậy kết quả nghiên cứu chỉ có thể có giá trị ứng dụng vào sản xuất phục vụ đời sống khi hội tụ cả 3 yếu tố: Nhà Quản lý -Nhà Doanh nghiệp (Nhà Nông)- Nhà Khoa học.

3.1.1.2. Các yếu tố đảm bảo cho việc thiết lập cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và triển khai các đề tài nghiên cứu KH&CN.

 Cơ sở pháp lý:

Nhà nước Trung ương và địa phương đã ban hành một số chính sách khuyến khích nhà khoa học, doanh nghiệp tham gia và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ:

- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN qui định tại Nghị định 119/1999/NĐ-CP năm 1999 của chính phủ. Nội dung ưu đãi theo Nghị định bao gồm: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn giảm tiền thuế sử dụng đất; Miễn thuế nhập khẩu; Vay vốn với lãi suất ưư đãi, Hỗ trợ doanh nghiệp tự thực hiện đề tài, dự án KH&CN...

- Cơ chế quản lý tài chính trong các hoạt động KH&CN hiện nay theo hình thức khoán chi được quy định tại Thông tư 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN (TT 93) và xây dựng tiêu chuẩn, định mức theo Thông tư 44/2007/TTLT/BTC- BKHCN (TT 44). Mặc dù còn một số hạn chế nhưng các nhà khoa học và

doanh nghiệp đã có sự chủ động hơn trong việc thu chi ngân sách thực hiện đề tài, dự án KH&CN

- Quyết định số 1522/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duỵệt Đề án Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006-2010. Một trong các giải pháp quan trọng thực hiện đề án là " Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, nông- lâm trường, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ gia đình,...thực hiện đổi mới công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng quản lý chất lượng tiên tiến" tiếp tục được đưa vào " Đề án phát triển KH&CN Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015 ".

Để thiết lập đựoc cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và triển khai cần phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

- Đề tài, dự án KH&CN phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp hoặc nếu từ ý tưởng của nhà khoa học thì cũng phải song đồng với nhu cầu của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố sẵn có hoặc khả năng về công nghệ, nhân lực, vốn và chiến lược sản xuất kinh doanh.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực KH&CN. Chính sách phải tạo ra được sự hấp dẫn với doanh nghiệp. Chính sách nêu ra đến được với doanh nghiệp, đựợc doanh nghiệp hưởng ứng khi hỗ trợ doanh nghiệp trên các lĩnh vực được xem là nền tảng góp phần tạo nên giá trị của doanh nghiệp cụ thể là:

+ Chính sách hỗ trợ về tài chính thực hiện nghiên cứu sản phẩm mới, đổi mới công nghệ.

+ Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng. + Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. - Có qui chế phối hợp giữa Nhà Doanh nghiệp (Nhà Nông) – Nhà Khoa học- Nhà nước với những qui định trách nhiệm, quyền hạn và chế tài cụ thể.

Doanh nghiệp được hỗ trợ tài chính để đổi mới sản phẩm và công nghệ với tỷ lệ nhất định kèm theo trách nhiệm của nhà khoa học phải được cụ thể bằng những chế tài.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ nghiên cứu phải đảm bảo phục vụ các yêu cầu nghiên cứu của nhà khoa học.

- Vai trò của các ngành các cấp quản lý, hiệp hội doanh nghiệp phải được phát huy nhằm tạo dựng phong trào đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ. - Nhà nước phải có chính sách ưu đãi hơn nữa về thuế, tín dụng đối với các doanh nghiệp tham gia đề tài, dự án KH&CN. Mức ưu đãi có thể thay đổi từ cao nhất trong thời gian đầu sau đó giảm dần để tạo lợi thế cho doanh nghiệp bước đầu tham gia các đề tài, dự án.

-Tài chính cấp cho đề tài phải đủ “ngưỡng “ để thực hiện nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 72)