Vai trò quan trọng của việc xét chọn, tuyển chọn nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 27)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

1.2.3.1.Vai trò quan trọng của việc xét chọn, tuyển chọn nhiệm vụ

KH&CN đến chất lượng và hiệu quả ứng dụng của kết quả nghiên cứu.

Để một nhiệm vụ KH&CN đưa được kết quả nghiên cứu vào sản xuất trước hết nó phải xuất phát từ đòi hỏi của đời sống, từ yêu cầu của sản xuất. Thực tế hiện nay nhiều đề tài KH&CN được phê duỵệt thường xuất phát từ những yêu cầu phù hợp với chuyên môn, sở trường của người nghiên cứu chứ không xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn đời sống, không chú ý nhiều đến khía cạnh ứng dụng của sản phẩm. Tuy nhiên một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng của đề tài là việc xem xét, đánh giá lựa chọn nhiệm vụ KH&CN của Hội đồng KH&CN. Mặc dù Bộ KH&CN đã ban hành các văn bản quản lý nhà nước qui định chặt chẽ về qui trình, tiêu chí đánh giá, phương thức làm việc của các hội đồng KH&CN; từ Hội dồng đánh giá, xét duyệt thuyết minh nhiệm vụ KH&CN đến Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu cũng như trách nhiệm của các thành viên hội đồng. Những tưởng như thế là chặt chẽ đảm bảo chất lượng đề tài nhưng trong thực tế, ở nhiều cấp, nhiều địa phương việc xét duyệt đề tài mang tính “xin-cho”, thậm chí chia bình quân cho các ban ngành, cơ sở đào tạo, tổ chức KH&CN. Chất lượng và khả năng ứng dụng của đề tài chưa được xem trọng, việc xét chọn còn có phần nặng về cảm tính và sự nể nang lẫn nhau, hội đồng đủ thành phần nhưng tính phản biện không cao, chỉ nhằm đảm bảo thủ tục hành chính.

Những hạn chế của hoạt động KH&CN ở nước ta hiện nay, trong Chiến lược phát triền KH&CN Việt Nam đến 2010 đã chỉ rõ những tồn tại, yếu kém của cơ chế xét duyệt tuyển chọn và cơ chế quản lý các nhiệm vụ hoạt động

KH&CN: “Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế....” [20,tr.3].

Cách tuyển chon, đánh giá các nhiệm vụ KH&CN như trên dẫn đến nhiều đề tài được đánh giá xếp loại xuất sắc khi tuyển chọn và nghiệm thu, nhưng rồi cũng xếp vào tủ vì không có giá trị ứng dụng vào thực tiễn.

Một nguyên nhân nữa là thành phần của hội đồng xét duyệt chưa đủ để đảm bảo hiệu quả ứng dụng. Trong văn bản 07/2003/QĐ-BKHCN ngày 03/4/2003 trong thành phần của Hội đồng KH&CN cấp nhà nước phải có đại diện các tổ chức sản xuất kinh doanh, đây là điểm mới có tính đề cao khả năng ứng dụng thực tiễn nhưng đối với cấp Bộ, Ngành chưa có qui định này. Thông thường, khi phản biện các đề tài KH&CN cấp tỉnh, cơ quan quản lý khoa học địa phương thường cho phép bên thực hiện đề tài được tự đề xuất thành viên Hội đồng KH&CN dẫn đến các thành viện hội đồng, đặc biệt là thành viên phản biện đề tài không phải là thành viên độc lập mà thường là ngưòi thân quen Với thành phần như vậy sự đánh giá của Hội đồng không đảm bảo sự minh bạch khách quan.

1.2.3.2. Cơ chế tài chính ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu.

- Cơ chế cấp phát ngân sách cho đề tài, dự án KH&CN thực hiện theo Thông tư Liên tịch số: 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ. Việc lập dự toán, chi trả, thanh toán đề tài dự án theo Thông tư 44 đã tạo ra những lực đẩy nhất định giúp cho các chủ đề tài dự án thuận lợi hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên đến nay, một số hạn mức chi theo qui định

đã không còn phù hợp. Chi phí chuyên gia thẩm định, phản biện, uỷ viên hội đồng... còn thấp dẫn đến chất lượng, đánh giá phản biện chưa cao. Mặc dù trong thông tư đã qui định rõ trách nhiệm phải đền bù của chủ đề tài, dự án nhưng không qui định trách nhiệm liên đới của thành viên Hội đồng KH&CN do đó chưa có qui định về trách nhiệm và chế tài đối với các thành viên hội đồng, đặc bịêt là thành viên phản biện, chuyên gia thẩm định. Việc cấp kinh phí đề tài dự án thường mặc định ngầm như đối với đề tài cấp tỉnh từ 200-300 triệu đồng, dự án từ 500 đến 1 tỷ đồng, nếu dự án đến 1 tỷ hoặc trên 1 tỷ đồng thì ngân sách chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với mỗi năm khoảng trên dưới năm trăm triệu đồng. Cách làm này làm cho những đề tài, dự án có qui mô lớn hoặc nghiên cứu sâu khó được xét chọn. Mặt khác, việc chia đề tài ra làm hai giai đoạn làm giảm tính hiệu quả của đề tài, dự án vì không hoàn thành ngay trong năm đầu tiên dẫn đến thời gian nghiên cứu kéo dài, giảm hiệu quả ứng dụng. Đã có qui định về việc kiểm tra ban đầu và kiểm tra giữa kỳ trong quá trình thực hiện đề tài nhưng phần đa các cơ quan quản lý không thực hiện hoặc thực hiện chiếu lệ, bên cạnh đó một số đề tài dự án không hoàn thiện được sản phẩm như đăng ký, thuyết minh vì không có đủ điều kiện cơ sỏ vật chất, máy móc, phương tiện hay công nghệ hoàn thiện sản phẩm.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 27)