Cơ chế quản lý đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 58)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

2.5.Cơ chế quản lý đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh

Thực hiện theo Luật Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 09/6/2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện trách nhiệm quản lý đề tài dự án KH&CN theo qui định sau:

1. Thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh để xem xét, đánh giá hồ sơ thuyết minh các đề tài tuyển chọn, xét chọn được UBND tỉnh phê duyệt để lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện.

2. Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí của các đề tài trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Ký kết Hợp đồng thực hiện đề tài với cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án.

4. Theo dõi, đôn đốc và tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất (khi cần thiết) tình hình thực hiện các đề tài. Phòng quản lý khoa học có trách nhiệm phân công cán bộ theo dõi từng đề tài và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về kết quả thực hiện đề tài theo qui định của pháp luật.

5. Khi kết thúc đề tài xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đề tài của cơ quan chủ trì; điều chỉnh nội dung, kinh phí thực hiện khi có đề nghị của cơ quan chủ trì đề tài.

6. Đôn đốc và hướng dẫn xây dựng báo cáo hàng năm và báo cáo giữa kỳ, báo cáo tổng kết kết quả thực hiện các đề tài.

7. Thành lập hội đồng Khoa học và công nghệ đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đối với các đề tài đã hoàn thành và nghiệm thu giai đoạn đối với đề tài thực hiện từ 02 năm trở lên.

8. Phối hợp với Sở Tài chính quyết toán kinh phí đối với đề tài đã nghiệm thu kết thúc hoặc giai đoạn từ đạt yêu cầu trở lên. Làm thủ tục thanh lý hợp đồng.

9. Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng đối với các tổ chức và cá nhân có thành tích nổi bật trong quá trình thực hiện đề tài, dự án và đề xuất các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm quy định về tổ chức, quản lý đề tài, dự án.

10. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu của các đề tài, dự án theo quy định.

Cơ quan chủ trì thực hiện đề tài, dự án có nhiệm vụ và trách nhiệm sau đây: 1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ các điều cam kết trong hợp đồng. Đảm bảo điều kiện về nhân lực, thời gian, kinh phí để đề tài thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

2. Bảo đảm kinh phí thực hiện đề tài theo mức kinh phí được phê duyệt và thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định; chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng kinh phí của đề tài theo nội dung và dự toán được phê duyệt.

3. Hỗ trợ chủ nhiệm đề tài trong việc điều phối kế hoạch tiến độ triển khai thực hiện hàng năm của đề tài.

4. Đánh giá tình hình thực hiện đề tài và khối lượng công việc đã thực hiện hàng năm của đề tài.

5. Báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện đề tài và kiến nghị, đề xuất giải pháp xử lý.

6. Tổ chức hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở đối với các đề tài khi kết thúc.

Chủ nhiệm đề tài có nhiệm vụ và trách nhiệm sau đây:

1. Sau khi ký kết hợp đồng giữa 02 bên (A và B) Chủ nhiệm đề tài xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết (nội dung và thời gian thực hiện) gửi Sở KH&CN. Sở KH&CN (phòng quản lý khoa học) cử cán bộ theo dõi kết quả thực hiện kế hoạch trong suốt quả trình thực hiện.

2. Chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả thực hiện và hiệu quả sử dụng kinh phí của đề tài, thực hiện những điều cam kết trong hợp đồng, tự đánh giá khối lượng công việc đã thực hiện.

3. Chủ nhiệm đề tài có quyền ký kết hợp đồng với các nhà khoa học (cá nhân, tổ chức kinh tế, hộ gia đình), theo từng nội dung và từng hạng mục công việc đã được phê duyệt trong thuyết minh đề tài.

4. Trong quá trình thực hiện đề tài một số nội dung công việc có khối lượng, số lượng sản phẩm cụ thể (Tập huấn kỹ thuật, hội thảo khoa học, điều tra ngoại nghiệp, diện tích và vật tư trong xây dựng mô hình, trang thiết bị...)

phải có sự giám sát và xác nhận của cán bộ theo dõi đề tài của Sở KH&CN thì kết quả thực hiện nội dung đó mới được công nhận và đề nghị thanh quyết toán kinh phí.

5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định về tình hình triển khai, tình hình sử dụng kinh phí của đề tài cho Sở Khoa học và Công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 58)