Đẩy mạnh hợp tác quôc tế và trong nước về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 93)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

3.3.11. Đẩy mạnh hợp tác quôc tế và trong nước về khoa học công nghệ

Hợp tác là một yếu tố quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ. Mục tiêu phát triển hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ, nhất là nguồn nhân lực và tài lực; hoạt động chuyển giao công nghệ góp; trao đổi thông tin, kiến thức. Trong các dự án hợp tác quốc tế về kinh tế phải xem xét nội dung về khoa

học và công nghệ, tranh thủ tối đa khả năng tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiến tiến, hiện đại và đặt ra những yêu cầu cho việc nâng cao trình độ làm chủ công nghệ nhập, nâng cao năng lực nghiên cứu của địa phương. Hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ cần kết hợp chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chương trình khoa học và công nghệ của tỉnh.

Để làm được các công việc trên, điều quan trọng không thể thiếu là phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ giỏi làm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

. Tăng cường hợp tác để phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là các công ngh gắn liền với 6 chương trình trọng điẻm phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh.

Có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút trí thức có trình độ cao trong nước chuyển giao tri thức, công nghệ, tư vấn hoặc về làm việc ở địa phương, ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ nằm trong chương trình khoa học công nghệ trọng điểm thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011- 2015 nhằm cải tiến, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân trong tỉnh công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, nhằm tạo lực lượng nòng cốt cho việc triển khai chiến lược phát triển của tỉnh trong các lĩnh vực này.

Có chính sách, cơ chế thông thoáng để mời chuyên gia nước ngoài cùng làm việc, thuyết giảng … trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu của tỉnh đặc biệt là Trường Đại học Hồng Đức, Trung tâm Nuôi cấy mô thực vật Thanh Hoá, Trung tâm NC ứng dụng KHKT giống cây trồng NN Thanh.Hoá, Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích cán bộ khoa học và công nghệ tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế ở trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế.

Triển khai các chương trình hợp tác nghiên cứu, chia sẻ thông tin khoa học và

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)