Chỉ đạo tổ chức các hoạtđộng NC&TK

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 40)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

2.1.4.1 Chỉ đạo tổ chức các hoạtđộng NC&TK

Hoạt động nghiên cứu triển khai được đổi mới cơ bản theo hướng mở rộng công khai dân chủ trong đề xuất nhiệm vụ KH&CN (mở rộng đối tượng và không hạn chế thời gian tham gia đề xuất các nhiệm vụ khoa học đến mọi tổ chức cá nhân). Đổi mới phương thức giao nhiệm vụ KH&CN theo hướng: Tăng tỷ lệ giao theo hình thức tuyển chọn đơn vị chủ trì thực hiện, nhờ vậy đã tạo sân chơi công bằng, thu hút nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức KH&CN từ trung ương đến địa phương tham gia. Từ tháng 10/2007, Quỹ phát triển KH&CN Thanh Hoá đã được thành lập với số vốn ban đầu là 6 tỷ đồng với

vai trò góp phần hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu triển khai phục vụ phát triển KT-XH. Đến nay Quỹ đã đầu tư với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng cho 16 dự án KH&CN thuộc các lĩnh vực KT-XH của tỉnh.

Hoạt động NC&TK bám sát các mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã chỉ rõ trong chỉ thị 06/CT/UBND ngày 24/4/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh “ Đẩy nhanh tốc độ đầu tư, đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; tiếp tục triển khai thực hiện sáu Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010 đã được phê duyệt; ưu tiên việc ứng dụng, chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuât và đời sống nhằm hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, khoa học y - dược, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chương trình 1: ứng dụng công nghệ sinh học phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi.

Chương trình 2: Áp dụng công nghệ tiên tiến, tiêu chuẩn tiên tiến, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh.

Chương trình 3: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao chất lượng hàng hoá phục vụ xuất khẩu.

Chương trình 4: Ứng dụng KHCN chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Chương trình 5: Khoa học xã hội và nhân văn với mục tiêu xây dựng các luận cứ khoa học giúp các cấp uỷ Đảng, chính quyền nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Chương trình 6: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất đai, rừng, biển và bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)