Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nhân lực khoa học

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 95)

1. 2.2.3 Chuyển giao thông qua các doanh nghiệp Spin-off

3.3.12.2. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nhân lực khoa học

Có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất-kinh doanh, cơ sở nghiên cứu, các cơ quan hành chính-sự nghiệp, trường học hợp đồng, tuyển dụng hoặc hợp tác nghiên cứu với các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước. Tăng cường các hình thức tư vấn chuyên gia (hội nghị, hội thảo, cá nhân tư vấn trực tiếp…) để lấy ý kiến góp ý, đề xuất đối với các chương trình, dự án phát triển của tỉnh.

Tranh thủ tối đa các kênh chuyển giao và thu hút công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đặc biệt là kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài.

3.3.12. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

3.3.12.1.Xây dựng quy hoạch cán bộ khoa học và công nghệ

Xây dựng một quy hoạch cán bộ KH&CN đồng bộ, đủ. các loại hình hoạt động KH&CN: loại hình quản lý, điều hành các đề tài dự án KH&CN; loại hình quản lý nhà nước các hoạt động khoa học và công nghệ; loại hình nghiên cứu khoa học, bao gồm cả tư vấn, giám định, ứng dụng; loại hình truyền bá tri thức KH&CN. Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng khoa học cấp tỉnh để có thể chủ trì đảm nhiệm các công việc nêu trên.

3.3.12.2. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nhân lực khoa học và công nghệ công nghệ

Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Gấp rút tăng cường nguồn lực cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao cho các ngành để làm “kiến trúc sư trưởng”, có khả năng đưa ra được những bài toán mang tính ứng dụng thực tiễn cao hoặc chủ trì các hướng nghiên cứu trọng điểm theo định hướng của tỉnh. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, những người có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân lành nghề cho các ngành đang thu hút đầu tư nước ngoài và những ngành thuộc ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Đẩy mạnh thực hiện dự án “Đào tạo liên kết với nước ngoài trình độ đại học và sau đại học “ bằng ngân sách của tỉnh. Gửi cán bộ, học sinh, sinh viên ưu tú của tỉnh đi đào tạo ở các cơ sở nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu. Những người tham gia dự án đào tạo tại nước ngoài được tỉnh cử đi học phải có cam kết thời gian phục vụ tối thiểu cho tỉnh sau khi tốt nghiệp.

Tăng cường công tác đào tạo lại hằng năm. Có kế hoạch đưa cán bộ khoa học và công nghệ luân phiên tham dự các lớp bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn, chú trọng đào tạo ngoại ngữ, tin học. Ban hành chế độ bồi dưỡng, đào tạo lại đối với cán bộ khoa học và công nghệ.

Thực hiện xã hội hoá đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ. Bên cạnh việc đào tạo đại học, trên đại học, cần củng cố, sắp xếp lại hệ thống trường dạy nghề, phát triển các trường trung cấp, cao đẳng nghề, cao đẳng công nghệ phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương. Có chính sách thỏa đáng trong hợp tác để khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo. Làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa (Trang 95)