Các giải pháp về tổ chức và phối kết hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 103)

Việc tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp đề xuất nêu trên đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ và thống nhất ngay trong ngành du lịch cũng như giữa các bộ, ngành hữu quan vì du lịch có tính liên ngành và xã hội hóa cao. Tuy nhiên, giải quyết các vấn đề liên ngành luôn là một nhiệm vụ khó khăn do chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là vấn đề xung đột về lợi ích. Mặc dù Chính phủ đã thành lập ra Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch, tiếp đến là các địa phương cũng thành lập các ban tương tự ở quy mô nhỏ hơn hay gần đây là sự sát nhập của 3 ngành văn hóa, thể thao và du lịch, nhưng rõ ràng còn nhiều vấn đề mang tính liên ngành cần được giải quyết để có thể giúp du lịch phát triển nói chung và tạo thuận lợi cho việc khai thác, thu hút khách du lịch từ các nước Bắc Âu đến Việt Nam nói riêng.

Với những mục tiêu và nhóm giải pháp nêu trên, có thể đưa ra một số giải pháp mang tính tổ chức và phối kết hợp ở tầm vĩ mô như sau:

* Đối với các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trực tiếp là Tổng cục Du lịch) sẽ đóng vai trò chủ trì hoặc thông qua Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch để giải quyết một số vấn đề về chính sách và mang tính liên ngành như:

- Phối hợp với ngành hàng không (Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không dân dụng) để sớm mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và khu vực Bắc Âu, trước mắt lấy Thụy Điển là điểm kết nối chính.

- Phối hợp với ngành thuế (Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế) để nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh một số mức thuế đối với hoạt động du lịch, xây

dựng và áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá mua tại Việt Nam cho khách du lịch.

- Phối hợp với ngành thương mại (Bộ Công Thương) để phát triển hệ thống cửa hàng dịch vụđạt chuẩn để khuyến khích hoạt động mua sắm, tăng chi tiêu của khách khi đến Việt Nam.

- Phối hợp với Bộ Nội vụđể rà soát và đẩy nhanh tiến độ công tác cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thúc đẩy việc đầu tư, thu hút đầu tư cho các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

* Đối với các vấn đề liên quan đến phát triển sản phẩm: Tổng cục Du lịch cần chủ trì đưa ra định hướng xây dựng thương hiệu và sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường khách du lịch Bắc Âu để phổ biến tới các doanh nghiệp du lịch và địa phương trong cả nước và triển khai một cách thống nhất và có hệ thống. Các doanh nghiệp du lịch có thể chủđộng hoặc thông qua Hiệp hội du lịch để hợp tác xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của khách du lịch Bắc Âu.

* Đối với các vấn đề liên quan đến quảng bá và xúc tiến: Tổng cục Du lịch chủ trì kết hợp với các ngành văn hóa, thể thao, ngoại giao, hàng không ... và các địa phương, doanh nghiệp du lịch để triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tại thị trường Bắc Âu một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm và chiến lược rõ ràng.

Kết luận: Chương 3 đã vận dụng toàn bộ những phân tích, đánh giá trong chương 2, đặc biệt là xu hướng đi du lịch của thị trường khách Bắc Âu, đặc điểm của thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách này để đưa ra những khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp xúc tiến và khai thác thị trường này. Các giải pháp

tập trung vào các lĩnh vực chính như: Cơ chế chính sách, thị trường, sản phẩm, hoạt động xúc tiến quảng bá và cơ chế tổ chức phối hợp thực hiện. Các giải pháp đưa ra có sự phân biệt giữa 2 chủ thể thực hiện là các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên, do tính chất và phạm vi của đề tài Luận văn, nên các giải pháp được tập trung nhiều hơn cho đối tượng quản lý nhà nước.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu của Luận văn với đề tài “Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam” tập trung vào những nội dung chính như sau:

Thứ nhất, Luận văn đã khái quát được những nội dung cơ bản mang tính lý luận về nghiên cứu thị trường du lịch, trong đó đi sâu vào xem xét tầm quan trọng của việc xác định mục đích nghiên cứu, các bước và nội dung cơ bản trong nghiên cứu thị trường cũng như các phương pháp thường sử dụng để thu thập thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường. Những nội dung này được sử dụng thống nhất và xuyên suốt trong Luận văn để định hướng cho việc thu thập thông tin, điều tra xã hội học cũng như phân tích, đánh giá về thị trường khách du lịch các nước Bắc Âu đi du lịch nước ngoài và đưa ra các giải pháp.

Thứ hai, Luận văn đã phân tích và tổng hợp một cách có hệ thống xu hướng dòng khách cũng như các đặc điểm của thị trường khách du lịch Bắc Âu đi du lịch nước ngoài nói chung và đến Việt Nam nói riêng. Những đặc điểm này được trình bày theo 2 nhóm gồm các đặc điểm chung và các đặc điểm tiêu dùng du lịch của thị trường. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đã tổng hợp, phân tích được thực trạng phục vụ thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam, trong đó nêu bật được các mặt tích cực và những mặt còn tồn tại của du lịch Việt Nam làm cơ sở cho các giải pháp và khuyến nghị.

Cuối cùng, Luận văn đã đưa ra được những khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp tập trung vào các lĩnh vực chính như: Cơ chế chính sách, thị trường, sản phẩm, hoạt động xúc tiến quảng bá và cơ chế tổ chức phối hợp để xúc tiến và khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam. Các giải pháp đưa ra có sự phân biệt giữa 2 chủ thể thực hiện là các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh

nghiệp du lịch do đó đảm bảo được sự phân tách về trách nhiệm cũng như tính khả thi của các giải pháp và khuyến nghị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)