Đặc điểm của thị trường khách Bắc Âu đi du lịch nước ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 48 - 59)

Xu hướng dòng khách từ các nước Bắc Âu đi du lịch nước ngoài

Về số lượng, trên ¾ trong tổng số 24 triệu dân khu vực Bắc Âu sẽđi du lịch nước ngoài ít nhất 1 lần trong năm. Điều đó cho thấy xu hướng đi du lịch của người dân Bắc Âu là rất mạnh. Theo thống kê của tạp chí du lịch IPK Pool thì trong năm 2006 đã có khoảng 19,7 triệu lượt khách Bắc Âu đi du lịch nước ngoài, đứng hàng thứ 3 chỉ sau Anh và Đức.

Tỉ lệ lượng khách đi du lịch nước ngoài giữa các nước Bắc Âu cũng khá tương xứng với quy mô dân số và mức độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Thụy Điển là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Bắc Âu và vượt trội về số dân với 9 triệu người (tương đương gần 40% tổng dân số khu vực Bắc Âu) nên chiếm tỉ lệ lớn nhất, với khoảng 50% trong cơ cấu nguồn khách theo quốc tịch. Tuy nhiên, việc còn thiếu các đường bay thẳng giữa Stockholm tới các địa điểm trên thế giới chính là trở ngại lớn nhất trong việc khai thác tối đa tiềm năng của thị trường này. Trong khi đó, mặc dù Đan Mạch là quốc gia chỉ có trên 5 triệu dân nhưng lại chiếm tới 20% lượng khách du lịch Bắc Âu ra nước ngoài. Nguyên nhân là người dân có thu nhập cao và có đường bay thẳng giữa Copenhaghen tới các thành phố khác trong khu vực Bắc Âu và châu Á. Hai nước Na Uy và Phần Lan chiếm tỉ trọng ngang nhau, trung bình

mỗi nước là 15% lượng khách đi du lịch nước ngoài. Nếu xét về tiềm năng cũng như dài hạn thì Phần Lan là thị trường gửi khách đáng quan tâm vì đây là một quốc gia giàu tiềm năng phát triển kinh tế và hãng hàng không Finair có nhiều đường bay thẳng tới châu Á. Dự báo trong vòng 2 năm tới, cơ cấu lượng khách Bắc Âu đi du lịch nước ngoài sẽ không có nhiều thay đổi. Thụy Điển sẽ tiếp tục dẫn đầu với 50% lượng khách, số còn lại sẽ chia đều cho 3 nước Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan.

Số liệu thống kê cho thấy từ năm 2002 đến nay, số lượt người dân Bắc Âu ra nước ngoài tăng lên một cách khá đều đặn, tuy nhiên, số lượt khách đi du lịch tăng với tốc độ chậm hơn, tương ứng là 3% và 1% trong giai đoạn 2005-2006. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều người Bắc Âu ra nước ngoài vì các mục đích khác hơn là đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội tốt để khai thác đối tượng khách này nếu biết cách tạo ra nhu cầu du lịch cho họ.

Bảng 2.4. Lượng khách Bắc Âu đi du lịch nước ngoài

Chỉ tiêu (nghìn lượt) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2006/ 2005 Khách Bắc Âu ra nước ngoài, 28.383 27.231 25.799 26.405 27.619 30.588 31.427 +3% Trong đó: Khách du lịch 19.412 19.016 18.029 17.769 18.241 19.510 19.677 +1%

Nguồn: IPK Pool Report 2006

Hình thức đi du lịch của khách Bắc Âu trong vòng vài năm lại đây đã có những thay đổi. Họ ngày càng ưa thích hình thức đi du lịch độc lập và tự thu xếp các dịch vụ cho chuyến đi của mình (FIT – Free Independent Traveller). Bên cạnh đó, việc lựa chọn các hãng vận tải hàng không cũng đã thay đổi. Trước đây, khách du lịch Bắc Âu chỉ sử dụng dịch vụ của hãng hàng không Scandinavian Airlines - SAS (đồng sở hữu bởi Chính phủ 3 nước Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch) do yếu tố độc quyền. Giờ đây, họ có nhiều lựa chọn hơn do một số hãng hàng không quốc

tế và hàng không giá rẻ đã được phép hoạt động tại khu vực Bắc Âu. Ngoài ra, họ ngày càng quan tâm đến các dịch vụ thuê phương tiện đi lại, nhất là thuê máy bay (charter flight), để có được sự linh hoạt trong chuyến đi của mình chứ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các chuyến bay theo lịch trình và thời gian định trước.

Tỉ lệ các chuyến du lịch trọn gói (bao gồm cả chuyến bay thuê) chiếm khoảng 20% các chuyến du lịch nước ngoài của người dân Bắc Âu và được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Mặc dù xu hướng thuê các chuyến bay nhỏ đang tăng lên nhưng vẫn có khoảng 80% khách Bắc Âu sử dụng các chuyến bay thông thường khi đi du lịch nước ngoài (trong đó các nước Đan Mạch và Phần Lan chiếm tỉ lệ cao nhất).

Vềđịa điểm đi du lịch, số liệu thống kê năm 2006 cho thấy có tới 40% lượng khách Bắc Âu đi du lịch nội khối, tức là đi du lịch các nước Bắc Âu khác. Mặc dù vậy, việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch từng nước Bắc Âu là không giống nhau. Trong khi Đan Mạch là điểm đến yêu thích nhất của người dân Thụy Điển thì người dân Đan Mạch lại thích nhất đi du lịch Na Uy, hay người Phần Lan và Na Uy lại thích đi du lịch Thụy Điển.

Ngoài việc đi du lịch nội khối, khách Bắc Âu còn đặc biệt yêu thích đi du lịch tại các khu nghỉ biển ngoài khu vực Bắc Âu nơi có nhiều nắng ấm. Các điểm du lịch tại đảo Canary hay các khu du lịch bên bờ Địa Trung Hải ở Hy Lạp, đảo Síp và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là những điểm đến quen thuộc và chiếm tới 20% lượng khách Bắc Âu đi du lịch nước ngoài. Trong vài năm gần đây các nước khu vực Bắc Phi như Tuy-ni-di, Ai Cập và Ma Rốc cũng nổi lên là những điểm đến có sức hút mạnh đối với thị trường khách du lịch trọn gói đến từ Bắc Âu.

Đối với thị trường khách FIT, các điểm đến như Anh, Pháp và Ý là những địa điểm được yêu thích nhất, chiếm tỷ lệ 15%. Ởđây cũng có sự khác biệt giữa các nước Bắc Âu trong việc lựa chọn điểm du lịch do yếu tố lịch sử và kinh tế xã hội. Trong khi Anh là điểm đến yêu thích của khách du lịch Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan thì Pháp lại được người dân Đan Mạch ưa chuộng nhất.

Các điểm đến thuộc phần còn lại của châu Âu chiếm khoảng 15% thị phần khách Bắc Âu đi du lịch nước ngoài. 10% thị phần còn lại được chia sẻ cho các điểm đến như Hoa Kỳ, châu Phi, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các khu vực còn lại, trong đó Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 5% năm 2006.

Biểu đồ 2.4. Xu hướng dòng khách Bắc Âu đi du lịch nước ngoài năm

2006

Nguồn: A Marketing Service/ Elite Consulting, 2007

Bảng 2.5. Năm điểm đến hàng đầu của các thị trường gửi khách du lịch Bắc Âu

Thụy Điển Đan Mạch

Điểm đến Lượt khách Tỉ trọng Điểm đến Lượt khách Tỉ trọng

Tây Ban Nha 728.000 13% Đức 1.133.000 20%

Đức 715.000 13% Tây Ban Nha 611.000 11%

Ý 362.000 7% Pháp 550.000 10%

Đan Mạch 345.000 6% Thụy Điển 535.000 9%

Na Uy Phần Lan

Điểm đến Lượt khách Tỉ trọng Điểm đến Lượt khách Tỉ trọng

Tây Ban Nha 547.000 14% Estonia 972.000 23%

Thụy Điển 509.000 13% Thụy Điển 738.000 18%

Đan Mạch 474.000 12% Tây Ban Nha 419.000 10%

Anh 363.000 9% Nga 227.000 5%

Ý 282.000 7% Na Uy 192.000 5%

Nguồn: IPK European Travel Monitor 2005

Số liệu thống kê lượng khách du lịch ra nước ngoài của từng nước Bắc Âu cho thấy sau giai đoạn suy giảm vào năm 2001 thì cả Phần Lan và Na Uy đều duy trì được mức tăng trưởng bền vững. Đan Mạch có tốc độ tăng trưởng trung bình năm cao nhất trong số các nước Bắc Âu với 4,8% trong khi đó người dân Thụy Điển ra nước ngoài trong năm 2006 ít hơn so với năm 2000. Mặc dù vậy, Thụy Điển lại là nước Bắc Âu có tỉ trọng người dân đi du lịch đường dài cao nhất trong năm 2006 với 10% số chuyến đi du lịch nước ngoài là tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 6% tới châu Mỹ. Người Thụy Điển cũng thích các khu vực có nhiều ánh nắng với 22% các chuyến đi du lịch nước ngoài là tới vùng Tây Nam Địa Trung Hải và 17% tới vùng Đông Nam Địa Trung Hải. Tương tự như vậy, người dân Na Uy và Đan Mạch cũng ưa thích đi du lịch tại những địa điểm có nhiều nắng ấm ở châu Âu. Trong khi đó, người dân Phần Lan lại cho thấy sự khác biệt rất lớn so với người dân Bắc Âu nói chung trong việc đi du lịch nước ngoài với trên 1/3 số chuyến đi ra nước ngoài của họ là tới vùng Đông Âu mà Estonia là điểm du lịch yêu thích nhất của họ do vị trí địa lý cũng như những mối liên hệ về văn hóa [24].

Trong số các điểm đến hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Thái Lan là điểm du lịch nổi tiếng nhất đối với thị trường khách du lịch Bắc Âu ra nước ngoài. Trong nhiều năm qua, lượng khách này chiếm tới trên nửa thị phần

khách du lịch Bắc Âu đến toàn khu vực. Số liệu thống kê cho thấy sự gia tăng đáng kể lượng khách từ khu vực Bắc Âu đến Thái Lan trong khoảng hơn 1 thập kỷ vừa qua. Tính từ năm 1995 đến 2007, lượng khách du lịch Bắc Âu đến Thái Lan đã tăng hơn 4 lần, từ 171.000 lên 700.000 lượt. Đối với khách du lịch cũng như các hãng lữ hành Bắc Âu thì Thái Lan là một thiên đường du lịch với của các khu nghỉ biển tràn đầy ánh nắng và là nơi họ yêu thích nhất. Một trong những thuận lợi của Thái Lan trong việc thu hút khách du lịch các nước Bắc Âu là việc ngay từ năm 1970, hãng hàng không SAS đã có đường bay thẳng tới Thái Lan và họ xác định đây là cửa ngõ để tiếp cận khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bảng 2.6. Một sốđiểm đến ưa thích của khách du lịch Bắc Âu tại khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2007

Nước đến du lịch Lượng khách du lịch Bắc Âu (người)

Thái Lan 700.000 Singapore 134.000 Malaysia 125.000 Úc 62.000 Việt Nam 61.374 Đu-bai 55.000 Hồng Công 54.200 Nhật Bản 46.000

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Theo nhận định của các chuyên gia du lịch và hãng lữ hành lớn ở Bắc Âu, từ năm 2007 đến nay, khách Bắc Âu đi du lịch nước ngoài theo chương trình đang rất quan tâm tới một số điểm đến mới nổi như Việt Nam, Malaysia, Nam Phi, Mauritius, đảo Man-đi-vơ, quần đảo Xây-xen và Mỹ. Họ cũng quan tâm nhiều đến khu vực Trung Đông, đặc biệt là Đu-bai và Ô-man.

Trên cơ sở kết quả điều tra của mình, tác giả đã rút ra một số đặc điểm xu hướng dòng khách du lịch Bắc Âu ra nước ngoài như sau:

Thứ nhất, đối tượng khách du lịch đi theo hình thức “độc lập hoặc tự sắp xếp” (FIT) hoặc các chương trình tour theo yêu cầu của khách đang và sẽ tiếp tục chiếm ưu thế ở thị trường Bắc Âu.

Mặc dù các chương trình du lịch trọn gói sẽ tiếp tục chiếm ưu thế do ảnh hưởng của yếu tố giá cả nhưng đi du lịch theo hình thức FIT hoặc chương trình tour tự thiết kế sẽ ngày càng trở nên phổ biến ở khu vực Bắc Âu. Điều này xuất phát từ thực tế là lối sống độc lập đang ngày càng trở nên thịnh hành ở khu vực này. Chính trào lưu sống độc lập đã dẫn đến sự thay đổi hình thức đi du lịch của người dân Bắc Âu. Họ thích đi du lịch theo kiểu FIT hoặc chương trình tự thiết kế vì họ có nhiều thời gian nhàn rỗi đồng thời rất chủđộng và linh hoạt trong việc tổ chức chuyến đi du lịch của mình. Họ có khả năng chi trả cao cho nhu cầu du lịch và không bị ràng buộc về những trách nhiệm với gia đình và con cái. Họ thích lên kế hoạch theo cách riêng cho các kỳ nghỉ của mình vì không muốn bất kỳ sự áp đặt nào. Với đối tượng khách này, họ cần thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và chỉ sử dụng các dịch vụ cơ bản như hàng không hay khách sạn.

Thứ hai, thời gian mỗi chuyến du lịch sẽ ngắn hơn nhưng đổi lại khách Bắc Âu sẽ đi du lịch nhiều lần hơn trong năm.

Yêu cầu của công việc cũng như nhu cầu nghỉ dưỡng đã ảnh hưởng và làm thay đổi kỳ nghỉ truyền thống của người dân Bắc Âu trong năm. Sự căng thẳng ngày càng cao cả về thể chất cũng như tinh thần nảy sinh từ môi trường làm việc làm cho người dân Bắc Âu cảm thấy cần phải có nhiều kỳ nghỉ cho mình hơn, dù đó là những kỳ nghỉ ngắn ngày. Theo truyền thống trước đây, mỗi năm người dân Bắc Âu sẽ có một kỳ nghỉ hè dài ngày, nhưng xu hướng hiện nay là chia nhỏ thành các kỳ nghỉ ngắn ngày hơn. Họ thường đi du lịch từ 2 đến 3 lần trong năm, mỗi kỳ nghỉ kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

Hơn nữa, khách du lịch Bắc Âu giờ đây đã có nhiều kinh nghiệm và tự tin hơn trong việc kết hợp đi lại với du lịch trong cuộc sống và công việc thường xuyên của họ. Chính vì vậy mà có thể thấy rằng nhu cầu có nhiều kỳ nghỉ ngắn ngày hơn sẽ là xu thế chính trong thời gian tới.

Mặc dù thời gian cho mỗi chuyến du lịch sẽ rút ngắn lại nhưng điều đó không có nghĩa khách du lịch Bắc Âu sẽ chỉ lựa chọn các điểm du lịch lân cận hay ở khoảng cách gần. Trái lại, các chuyến du lịch trong thời gian 1 tuần tới các điểm du lịch ở khoảng cách xa nhưẤn Độ Dương, Ca-ri-bê, châu Phi, hay châu Á và vùng Viễn Đông đang ngày càng có sức hấp dẫn như các chuyến đi ngắn ngày nội vùng châu Âu. Các điểm du lịch ngắn ngày ngoài châu Âu được ưa chuộng nhất hiện nay gồm có Đu-bai, Niu-óc, Flo-ri-đa, Kuala Lumpur, Băng-cốc, Singapore và Hồng- công.

Thứ ba, khách du lịch Bắc Âu sẽ lựa chọn những điểm đến có sự khác biệt với các sản phẩm dịch du lịch truyền thống.

Khi mà người dân Bắc Âu ngày càng thích đi du lịch theo kiểu FIT và tự thiết kế chương trình du lịch cho mình như hiện nay thì việc lựa chọn các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân rõ ràng sẽ khắt khe hơn. Chính vì vậy, họ sẽ quan tâm nhiều hơn tới những điểm du lịch mà ở đó các sản phẩm, dịch vụ có sự khác biệt so với những gì mang tính truyền thống mà họ đã từng trải nghiệm.

Các phân đoạn thị trường khách Bắc Âu đi du lịch nước ngoài

Theo kết quả nghiên cứu năm 2007 của công ty chuyên về marketing và tư vấn du lịch A Marketing Service/ Elite Consulting (Thụy Điển), thì khách du lịch Bắc Âu

ở các nhóm tuổi “15-19”, “20-34” và “55 trở lên” đi du lịch đường dài nhiều nhất. Đặc biệt, số hộ gia đình độc thân trong nhóm khách ở độ tuổi từ 35-54 chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này phù hợp với số liệu thống kê của các nước Bắc Âu là có tới 70%

số hộ gia đình là những người độc thân, các đôi vợ chồng không con cái và các gia đình chỉ có 2 người là cha hoặc mẹ và con.

Bảng 2.7. Tỉ lệ khách Bắc Âu đi du lịch đường dài theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Tỉ lệ khách Bắc Âu đi du lịch đường dài

14 tuổi trở xuống 6.4%

15-19 2.4%

20-34 36.1%

35-54 37.6%

55 tuổi trở lên 17.5%

Nguồn: A Marketing Service/ Elite Consulting, 2007

Để thuận lợi trong việc tìm hiểu các đặc điểm thị trường cũng nhưđặc điểm tiêu dùng du lịch của khách Bắc Âu trong phần sau, tác giả đã dựa vào 2 tiêu chí nhóm tuổi và tình trạng gia đình để xác định các phân đoạn thị trường khách Bắc Âu đi du lịch đường dài và đến châu Á. Thị trường này có thểđược chia làm 4 phân đoạn chính với các đặc điểm được khái quát như sau:

(1) Phân đoạn thị trường “khách du lịch trẻ tuổi” (đến 35 tuổi)

Về số lượng, đối tượng khách này chiếm khoảng ¼ dân số các nước Bắc Âu. Nhìn tổng thể, họ là những người trẻ tuổi, có cuộc sống độc lập, không chịu nhiều áp lực về trách nhiệm với gia đình, giỏi chuyên môn nên có công việc ổn định và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)