Các yếu tố chính sách ảnh hưởng đến việc thu hút và khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 79 - 83)

thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu về khả năng cạnh tranh du lịch và lữ hành năm 2008 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện thì chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với phát triển du lịch và lữ hành được đánh giá khá cao, đạt 4,56 điểm trên 6

điểm tối đa và đứng thứ 47 trong tổng số 130 nước được khảo sát. Mặc dù vậy, các chính sách và quy định liên quan tới du lịch của Việt Nam không được đánh giá cao mà chỉ được xếp vào tốp cuối của bảng xếp hạng, ở vị trí 98. Khung pháp luật nói chung (bao gồm cả các yếu tố bền vững về môi trường, an ninh & an toàn, vệ sinh & sức khỏe) cũng ở vị trí thấp, thứ 97 trong tổng số 130 nước (Bảng 2.16).

Bảng 2.11. So sánh các chỉ số về Khung pháp luật liên quan tới du lịch giữa một số nước trong khu vực

Khung pháp luật 1. Chính sách và quy định 2. Bền vững môi trường 3. An ninh và an toàn 4. Vệ sinh và sức khỏe 5. Ưu tiên phát triển du lịch và lữ hành Nước Thứ tự Điểm số Thứ tự Điểm số Thứ tự Điểm số Thứ tự Điểm số Thứ tự Điểm số Thứ tự Điểm số Campuchia 116 3,61 126 2,89 92 4,09 95 4,50 128 1,13 17 5,47 Trung Quốc 103 3,91 89 3,96 110 3,92 121 3,60 99 3,21 36 4,86 In-đô-nê-xia 108 3,78 121 3,07 126 3,48 108 4,06 111 2,53 11 5,75 Ma-lai-xia 37 5,04 12 5,34 44 4,79 42 5,51 70 4,43 24 5,12 Phi-líp-pin 83 4,14 58 4,37 80 4,27 113 3,99 91 3,63 54 4,43 Sing-ga-po 7 5,67 1 6,19 27 4,98 8 6,23 53 5,05 5 5,87 Thái Lan 63 4,46 52 4,50 78 4,27 115 3,95 66 4,49 25 5,07 Việt Nam 97 4,02 98 3,75 94 4,07 94 4,50 100 3,21 47 4,56

Nguồn: Báo cáo Khả năng Cạnh tranh Du lịch và Lữ hành 2008, Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Mặc dù vậy, riêng đối với thị trường khách du lịch Bắc Âu thì chính sách của Việt Nam đã có những ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút và khai thác thị trường này tới Việt Nam. Chính sách quan trọng nhất là việc Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân 4 nước Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan mang hộ chiếu phổ thông. Ngày 13/4/2005, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ban hành Quyết định số 808/2005/QĐ-BNG kèm theo Quy chế miễn thị thực đối với công dân các nước

Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan. Quy chế nêu rõ, kể từ ngày 01/5/2005, công dân các nước nói trên, không phân biệt loại hộ chiếu và mục đích nhập cảnh, được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, nếu đáp ứng các điều kiện: Có hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người mang hộ chiếu là công dân cấp, hộ chiếu còn giá trị ít nhất 03 tháng kể từ ngày nhập cảnh; Có vé phương tiện giao thông khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác; Không thuộc trường hợp cấm nhập cảnh hoặc chưa được nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những người thuộc diện miễn thị thực nêu trên, sau khi nhập cảnh Việt Nam muốn ở lại quá 15 ngày và nếu có lý do chính đáng, được cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam đề nghị Bộ Công an (Cục quản lý xuất nhập cảnh) hoặc Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Vụ Lễ tân, Sở Ngoại vụ Tp. Hồ Chí Minh), thì có thểđược xem xét cấp thị thực và gia hạn tạm trú phù hợp với mục đích xin ở lại. Công dân các nước nói trên nếu vào Việt Nam với thời hạn tạm trú trên 15 ngày thì phải xin thị thực theo quy định.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam du lịch cũng như tìm hiểu các cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh. Mặc dù không trực tiếp tác động tới việc thu hút và khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam, nhưng có thể thấy các chính sách như thực hiện nguyên tắc một giá, cấp thị thực tại cửa khẩu, cho phép các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam, cho phép xây dựng khách sạn 100% vốn nước ngoài hoặc không hạn chế phần góp vốn của doanh nghiệp du lịch nước ngoài trong liên doanh lữ hành tại Việt Nam như trong cam kết của Việt Nam gia nhập WTO, cho phép các hãng hàng không giá rẻ hoạt động tại Việt Nam, v.v... đều là những chính sách gián tiếp góp phần thúc đẩy dòng khách du lịch từ các nước Bắc Âu tới Việt Nam.

Tuy nhiên, các yếu tố chính sách vẫn còn một số tồn tại làm hạn chế việc thu hút dòng khách du lịch Bắc Âu tới Việt Nam, cụ thể là:

Thứ nhất, trong khi ngành hàng không Việt Nam hiện vẫn còn nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ và mang nặng yếu tố độc quyền, thì việc chưa có đường bay thẳng giữa Việt Nam và các nước Bắc Âu là trở ngại lớn nhất hiện nay đối với việc thu hút khách du lịch Bắc Âu tới Việt Nam. Thời gian qua, khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam theo đường hàng không phải nối chuyến qua Thái Lan hoặc một số điểm trung chuyển khác. Theo tính toán của các hãng lữ hành Bắc Âu được phỏng vấn, nếu Việt Nam có đường bay thẳng với khu vực này thì trung bình một năm có thể sẽđón được 300.000 khách du lịch Bắc Âu. Mặc dù việc mởđường bay mới không hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách mà là chiến lược kinh doanh cũng như năng lực cung ứng dịch vụ của các hãng hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ có thể cân nhắc vấn đề này để đưa ra các định hướng phát triển ngành hàng không Việt Nam trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, tạo môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh hơn trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng không, đồng thời hướng tới mục tiêu dài hạn là thiết lập một điểm trung chuyển tầm cỡ, có khả năng cạnh tranh với Thái Lan hay Singapore.

Thứ hai, mặc dù Bắc Âu là thị trường gửi khách du lịch đầy tiềm năng đối với Việt Nam, nhưng về mặt chính sách, chúng ta chưa thực sự quan tâm và có những ưu đãi cần thiết để thu hút và khai thác thị trường này. Điều đó lý giải tại sao Việt Nam chưa có văn phòng đại diện du lịch quốc gia tại khu vực này cũng như chưa có những chính sách phù hợp để “ép” khách du lịch chi tiêu nhiều hơn khi đi du lịch Việt Nam v.v...

Thứ ba, Việt Nam nằm trong khu vực thu hút được sự quan tâm lớn của thị trường khách du lịch Bắc Âu. Tuy vậy, lượng khách Bắc Âu đi du lịch Việt Nam so với Thái Lan và một số nước khác trong khu vực có sự chênh lệch khá lớn. Chính vì vậy, chúng ta nên có chính sách thúc đẩy hợp tác du lịch song phương cũng nhưđa phương trong khu vực để cùng nhau khai thác tối đa thị trường khách này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 79 - 83)