Các giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 93 - 94)

* Về mục tiêu khai thác thị trường: Khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam hiện nay chưa nhiều. Họ cũng là những khách du lịch có “trách nhiệm”. Họ giàu có và nhiều thời gian đi du lịch. Vì vậy, du lịch Việt Nam cần kết hợp khai thác tối đa cả 3 mục tiêu gồm: i) Gia tăng số lượng khách du lịch Bắc Âu tới Việt Nam; ii) Nâng cao doanh thu trên một đầu khách từ thị trường Bắc Âu; và iii) Kéo dài thời gian lưu trú của họ tại Việt Nam.

* Về thị trường mục tiêu: Trên cơ sở những phân tích, đánh giá trong chương 2, chúng ta dễ dàng nhận thấy Thụy Điển đang tiếp tục dẫn đầu các nước Bắc Âu về lượng khách du lịch đến Việt Nam. Trong khi đó, lượng khách Phần Lan đến Việt Nam là thấp nhất nhưng có tiềm năng và tốc độ tăng trưởng ổn định. Lượng khách Đan Mạch tuy đứng thứ 2 nhưng đang có dấu hiệu chững lại và suy giảm. Do đó,

trong tương lai gần, du lịch Việt Nam nên xác định mức độ ưu tiên thị trường khu vực Bắc Âu theo thứ tự lần lượt là Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Đan Mạch.

* Về các phân đoạn thị trường mục tiêu: Về nguyên tắc, du lịch Việt Nam cần khai thác tối đa các phân đoạn thị trường khách du lịch Bắc Âu đã xác định. Tuy nhiên, xét về tiềm năng, xu hướng dòng khách và thực tiễn khai thác thị trường Bắc Âu trong giai đoạn vừa qua thì các phân đoạn thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung khai thác là: i) Nhóm khách du lịch trẻ tuổi; ii) Các hộ gia đình độc thân; và iii) Nhóm khách du lịch cao tuổi là những người “năng động”. Ngoài ra, cần tập trung vào đối tượng khách đi du lịch theo hình thức độc lập, tự tổ chức chuyến đi FIT. Thị trường khách du lịch Bắc Âu có khả năng nối chuyến từ các nước khác trong khu vực cần được quan tâm khai thác trên cơ sở hợp tác song phương giữa các cơ quan du lịch quốc gia cũng như giữa các doanh nghiệp du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 93 - 94)