Công tác xúc tiến của du lịch Việt Nam đối với thị trường Bắc Âu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 88)

Có thể thấy rằng thị trường Bắc Âu nói riêng và thị trường châu Âu nói chung là rất tiềm năng với du lịch Việt Nam bởi sở thích du lịch của họ phù hợp với điều kiện thiên nhiên của nước ta. Tuy vậy, so với các nước trong khu vực, Việt Nam không chỉ xa lạ với nhiều người Bắc Âu mà còn kém hấp dẫn cả với những người biết về Việt Nam. Lý do là hiệu quả của công tác xúc tiến quảng bá du lịch tại thị trường này chưa cao. Điều đó dẫn đến tỉ trọng khách du lịch Bắc Âu tới Việt Nam trong những năm qua thấp hơn nhiều so với tiềm năng cũng như một số nước láng giềng quanh ta. Rõ ràng, hình ảnh quảng bá về du lịch Việt Nam không hiệu quả tại thị trường Bắc Âu đã làm cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam rất khó tiếp cận với khách du lịch ở khu vực này.

Công tác xúc tiến, quảng bá của du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức một vài chương trình xúc tiến, tham gia hội chợ, triển lãm du lịch riêng lẻ (như các hội chợ TUR và Stockholm tại Thụy Điển, liên hoan du lịch, ngày văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển...). Tại đó, hình ảnh du lịch Việt Nam và các chương trình du lịch được giới thiệu thông qua các bài trình bày, hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật dân tộc, hoặc tập gấp, tờ rơi quảng cáo v.v... Nói chung, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam hiện nay tại thị trường Bắc Âu mới chỉ ở quy mô nhỏ, riêng lẻ, không liên tục, ít sáng tạo, thiếu trọng điểm, chưa mang tính chuyên nghiệp và định hướng thị trường rõ ràng nên dễ bị chìm khuất, không gây ấn tượng. Lượng thông tin về du lịch Việt Nam còn nghèo nàn và số lượng người dân Bắc Âu nhận được những thông tin đó còn rất hạn chế.

Ngoài ra, các ấn phẩm tuyên truyền và những trang thông tin điện tử giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam còn thiếu và ít sinh động. Nhiều sự kiện lễ hội chưa có tính liên kết, thống nhất nên không làm nổi bật được thương hiệu du lịch vùng, miền. Sự yếu kém trong lĩnh vực này khiến du khách quốc tế không có sự hiểu biết và cập nhật thường xuyên thông tin vềđiểm đến Việt Nam. Chính vì vậy, có những liên hoan, lễ hội du lịch diễn ra khá lãng phí do không mang lại hiệu quả quảng bá như mong muốn.

Kết luận: Vận dụng cơ sở lý luận trong Chương 1 và khai thác các số liệu thông tin sơ cấp, thứ cấp tập hợp được, Chương 2 đã phân tích và tổng hợp một cách có hệ thống xu hướng dòng khách cũng như các đặc điểm của thị trường khách du lịch Bắc Âu đi du lịch nước ngoài nói chung và đến Việt Nam nói riêng. Những đặc điểm này được trình bày theo 2 nhóm gồm các đặc điểm chung và các đặc điểm tiêu dùng du lịch của thị trường. Ngoài ra, Chương 2 cũng đã tổng hợp, phân tích được thực trạng phục vụ thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam, trong đó nêu bật được các mặt tích cực và những mặt còn tồn tại của du lịch Việt Nam trên các lĩnh vực chính sách, cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch và công tác xúc tiến quảng bá đối với thị trường khách này. Đây là những cơ sở quan trọng để tác giảđề xuất những giải pháp và khuyến nghị trong Chương 3.

Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN VÀ KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH BẮC ÂU TỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)