Đặc điểm tiêu dùng du lịch của thị trường Bắc Âu ra nước ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 59 - 66)

Khả năng chi trả của thị trường Bắc Âu khi đi du lịch nước ngoài

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2006 thì tổng thu nhập quốc nội của các nước Bắc Âu theo đầu người lần lượt là Na Uy 59.590 USD, Đan Mạch 47.390 USD, Thụy Điển 41.060 USD và Phần Lan 37.460 USD.

Căn cứ kết quả phỏng vấn một số chuyên gia du lịch về thị trường Bắc Âu thì thu nhập trung bình của người dân khu vực này là 40.800 USD /năm. Tổng ngân sách dành cho đi du lịch là 20 tỉ USD /năm và chi phí cho một chuyến đi du lịch trọn gói của người dân Bắc Âu là khoảng 3.500 USD. Đây là những con số rất ấn tượng. Nó cho thấy thị trường khách Bắc Âu có khả năng chi trả rất cao cho mục đích du lịch.

Các loại hình du lịch ưa thích của thị trường khách Bắc Âu ra nước ngoài

Nhìn chung, khách Bắc Âu khi đi du lịch nước ngoài thường quan tâm đến 2 loại hình du lịch chính là nghỉ dưỡng và tham quan khám phá điểm đến, với tỉ lệ tương ứng là 70% và 30%. Riêng đối với các điểm đến khu vực châu Á thì kết quả điều tra khách cho thấy, các chuyến đi vì mục đích nghỉ dưỡng, tham quan kết hợp tìm hiểu văn hóa tiếp tục là xu hướng chính của khách du lịch Bắc Âu với 75% lượng khách đi du lịch vì mục đích này. Khách du lịch vì mục đích thương mại hoặc công vụ chiếm 15% và 10% là khách quá cảnh.

Biểu đồ 2.5. Mục đích đi du lịch châu Á của khách Bắc Âu

Nguồn: A Marketing Service/ Elite Consulting, 2007

Đối với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, mặc dù các chuyến đi theo chương trình định sẵn vẫn chiếm thị phần chính tại các nước Bắc Âu nhưng sự quan tâm của du khách đối với hình thức du lịch này đang giảm dần trong vài năm lại đây và thay vào đó là các chương trình du lịch theo nhu cầu hoặc FIT. Lý do chính góp phần củng cố xu hướng này là việc giá vé máy bay chặng tầm trung và đường dài thời gian qua đã giảm đáng kể dẫn đến lợi thế cạnh tranh về giá của các chương trình tour định sẵn đã bị thu hẹp lại.

Dự báo trong vòng 5 năm tới sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tốt đối với thị phần khách Bắc Âu đi du lịch đường dài do tác động tích cực từ sự phát triển kinh tế của khu vực này. Châu Á và vùng Viễn Đông sẽ tiếp tục thu hút được sự quan tâm của thị trường Bắc Âu, bởi nhu cầu vẫn tiếp tục gia tăng và hầu hết các nhà điều hành tour đều rất hài lòng với chất lượng dịch vụ xứng đáng đồng tiền mà khách hàng của họ được hưởng. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của khu vực này là các điểm đến ở Trung Đông, Bắc Phi và Hoa Kỳ.

Đối với loại hình du lịch tham quan kết hợp tìm hiểu văn hóa, khách du lịch Bắc Âu thường quan tâm tới các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cũng như tìm hiểu về đất nước, còn người và các yếu tố văn hóa bản địa như âm nhạc, nghệ thuật v.v... Nhìn chung, đối tượng khách này thường sống ở các khu đô thị. Họ có

nhu cầu trải nghiệm một cách xác thực cuộc sống nơi đến tham quan du lịch. Họ thích tìm hiểu về những khu chợ mua bán, làng nghề thủ công truyền thống, các điểm vui chơi giải trí, các phòng tranh trưng bày, viện bảo tàng hay cảnh quan thiên nhiên tại điểm du lịch.

Khách Bắc Âu cũng thích đi du lịch tàu biển. Họ thường tới các điểm du lịch ở Địa Trung Hải và Ca-ri-bê. Châu Á và vùng Viễn Đông chưa thu hút được khách du lịch tàu biển Bắc Âu do khoảng cách xa và thời gian chuyến đi quá dài.

Trong thời gian gần đây, loại hình du lịch công vụ, thương mại cũng đã trở nên khá phổ biến ở các nước Bắc Âu, do nhu cầu phát triển thương mại cũng như tác động của toàn cầu hóa gia tăng. Theo nghiên cứu của NBTB (The Nordic Business Travel Barometer) năm 2007, thì dòng khách công vụ và thương mại tới các khu vực trên thế giới đang có xu hướng tăng lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp lớn và vừa, hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính và chế tạo của Thụy Điển, Phần Lan thường tới khu vực châu Á; các doanh nghiệp lớn và vừa trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính và chế tạo của Phần Lan đến khu vực Đông Âu, vùng Ban-tíc và Nam Mỹ; các doanh nghiệp nhỏ chuyên về công nghệ thông tin tới Đông Âu; các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực năng lượng, dầu mỏ và thương mại của Na Uy tới châu Phi; các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực năng lượng, dầu mỏ và công nghệ thông tin của Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch tới khu vực Bắc Mỹ. Bên cạnh mục đích thương mại, họ đã quan tâm hơn đến việc kết hợp đi du lịch và sử dụng nhiều hơn các dịch vụ du lịch trong chuyến đi của mình.

Đặc điểm về nhu cầu, sở thích của thị trường khách Bắc Âu đi du lịch nước ngoài

* Khách Bắc Âu đi du lịch đường dài nói chung và tới châu Á nói riêng chủ yếu bằng đường hàng không. Họ thường tránh quá cảnh qua Paris vì người dân Bắc Âu không biết nhiều tiếng Pháp. Nói chung, người dân Bắc Âu thường nối chuyến

qua các sân bay như Frankfurt, Luân-đôn, Amsterdam và thích hãng hàng không British Airway của Anh.

* Khách du lịch Bắc Âu đặc biệt quan tâm tới sự thuận tiện của chuyến bay và chi phí vận chuyển. Chính vì vậy, Thái Lan là điểm du lịch ở khu vực châu Á được họ yêu thích nhất do những lợi thế vềđường bay thẳng, thời gian bay ít nhất và giá vé máy bay thấp nhất.

Bảng 2.8. So sánh đường bay giữa các nước Bắc Âu với một số nước trong khu vực

Chênh lệch múi giờ

Khoảng cách Thời gian bay Giá vé máy bay

Thái Lan + 6 tiếng 8.268 km 10 giờ 1.300 USD

Việt Nam + 6 tiếng 7.897 km 11 giờ 1.647 USD

Úc + 9 tiếng 15.596 km 21 giờ 2.109 USD

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

* Người dân Bắc Âu ở độ tuổi trung niên thường đi lại nhiều hơn. Họ có khả năng và thích đi lại. Họ cũng không thích bị gọi là những người trung niên hay những người đã có tuổi. Nam giới ở các nước Bắc Âu thích đi du lịch châu Á hơn nữ giới. Số liệu thống kê cho thấy khách du lịch nam giới chiếm gần 2/3 tổng số khách (64%).

* Nói chung, khách Bắc Âu không thích loại hình du lịch đại trà. Phần lớn họ đi du lịch châu Á theo hình thức FIT hay nói cách khác là họ ít đi du lịch theo đoàn hay tour du lịch trọn gói. Số liệu thống kê cho thấy lượng khách Bắc Âu đi du lịch theo đoàn với các chương trình tour dựng sẵn chỉ chiếm 15% tổng số khách đến châu Á.

* Bắc Âu là một thị trường khách du lịch trung thành. Tuy nhiên, họđặc biệt đề cao tính an toàn nên rất nhạy cảm với các vấn đề bất ổn như chiến tranh, dịch bệnh hay khủng bố.

* Người dân Bắc Âu nói tiếng Anh tốt đồng thời cũng rất tự hào về nguồn gốc của họ. Nhìn chung, họ cảm thấy thoải mái khi tiếp nhận thông tin hoặc đọc các ấn phẩm quảng bá du lịch bằng tiếng Anh. Tất nhiên, nếu những ấn phẩm quảng bá đó được dịch ra ngôn ngữ nước sở tại thì sẽ tạo sự quan tâm và thú vị hơn. Trong một số trường hợp, khi giao tiếp với những người trẻ tuổi thì các thông điệp hay khẩu hiệu bằng tiếng Anh có thể được xem là đáng tin cậy hơn so với việc dịch ra tiếng nước sở tại. Nói chung không nên phát tài liệu quảng bá du lịch ở bất kỳ nước Bắc Âu nào nếu không được in bằng tiếng Anh hay ngôn ngữ của nước sở tại. Bên cạnh đó, trong chừng mực nhất định, người dân Bắc Âu có thể đọc và hiểu ngôn ngữ của các nước Bắc Âu khác nhưng không nên in các ấn phẩm quảng bá bằng ngôn ngữ của nước này rồi phát ở một nước khác bởi vì họ rất đề cao tính dân tộc và không muốn có sự nhầm lẫn về nguồn gốc của mình.

* Người dân Bắc Âu thích tìm hiểu những thông tin chi tiết và lập kế hoạch cho các kỳ nghỉ của họ trước khi đến một nước khác. Họ thường xuyên sử dụng mạng Internet để tra cứu thông tin và dễ dàng tiếp cận các thông điệp quảng cáo qua mạng. Tuy nhiên, người dân Bắc Âu không có tính kiên nhẫn. Họ thích các trang thông tin điện tửđược thiết kếđơn giản và có khả năng truy cập nhanh.

* Người dân Bắc Âu thường rất quan tâm đến các vấn đề về môi trường (ví dụ, họ nhìn nhận việc xây dựng sân gôn là phá hủy và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên nên ít tham gia vào loại hình du lịch này. Chính vì vậy, chơi gôn ở các nước Bắc Âu có chi phí rất rẻ, chỉ khoảng 30 Euro/năm). Họ thích đi du lịch với các nhà cung cấp dịch vụ thể hiện sự quan tâm và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, họ không thích sử dụng những sản phẩm được làm từ chất dẻo hay nhựa tổng hợp. Trong các chuyến đi của mình, người dân Bắc Âu thường muốn được hòa nhập một cách tự

nhiên vào cuộc sống nơi họđến du lịch. Họ luôn sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng về những vấn đề mang tính toàn cầu.

* Người dân Bắc Âu cũng là những người quan tâm đến vấn đề giá cả. Nổi bật là người Đan Mạch, do đặc điểm họ là những người có truyền thống làm thương mại. Nói chung, nhu cầu của khách du lịch Bắc Âu là giá cả phải đi đôi với chất lượng và tính hiệu quả. Họ cũng thích có khuyến mại kiểu đặt 3 phòng nhưng chỉ phải thanh toán tiền 2 phòng. Tuy vậy, người dân Bắc Âu có một đặc điểm chung là họ không phải là những người đàm phán giỏi, kể cả người Đan Mạch, vốn đã tham gia vào hoạt động thương mại từ khá sớm.

* Khách du lịch Bắc Âu là những người có học vấn cao và được đào tạo bài bản. Họ là những người ham hiểu biết và sẵn sàng học hỏi. Về mặt tâm lý, họ rất ngại đưa ra câu hỏi cái gì đúng, cái gì sai. Đặc biệt là người Phần Lan, do đặc điểm sợ bị mất thể diện và luôn mong muốn được người khác tôn trọng.

* Khách du lịch Bắc Âu thường bị hấp dẫn bởi những yếu tố mang tính địa phương, đặc biệt là những sản phẩm đặc thù của điểm đến (ví dụ như ở châu Á là xoài, quế, trà, cà phê, lúa gạo v.v...). Họ thích tìm hiểu xem các sản phẩm đó được làm như thế nào theo phương thức của người địa phương (ví dụ như câu cá theo kiểu của Việt Nam như thế nào, cách trồng gừng, cách nấu ăn ...). Họ rất thích những khách sạn có thiết kếđẹp mắt theo phong cách bản địa nhưng không rẻ tiền.

* Khách Bắc Âu thích các loại hình du lịch như đi bộ, leo núi, đi bè, chèo thuyền. Họ thích thám hiểm và ưa mạo hiểm, cũng như không thích đi theo lối mòn. Vì vậy, những chuyến du lịch mạo hiểm được khách du lịch Bắc Âu rất quan tâm.

* Khách du lịch Bắc Âu rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Ở các nước Bắc Âu không có chùa chiền, sư sãi nhưng họ rất quan tâm đến Đạo Phật. Chính vì vậy, khách du lịch Bắc Âu rất thích gặp các nhà sư, thích nói chuyện về các triết lý của nhà Phật về cuộc sống.

* Vấn đề du lịch tình dục cũng khá phổ biến đối với thị trường khách du lịch Bắc Âu. Một trong những nguyên nhân thu hút nhiều khách du lịch Bắc Âu đến Thái Lan chính là loại hình du lịch này. Ngoài ra, nhận con nuôi kết hợp đi du lịch cũng đang trở nên rất phổ biến ở các nước Bắc Âu.

Các kênh tìm kiếm thông tin và tổ chức chuyến du lịch của thị trường Bắc Âu ra nước ngoài

Người dân Bắc Âu rất giỏi tự tìm kiếm các thông tin phục vụ cho chuyến đi của mình. Chính vì vậy, việc lựa chọn điểm đến cho chuyến đi của họ nhiều khả năng sẽ phụ thuộc vào thông tin họ tìm hiểu được trên báo chí hoặc những nguồn thông tin độc lập khác, hơn là thông qua các hội chợ, triển lãm du lịch.

Mặc dù có mật độ dân số thấp nhưng khả năng tiếp cận các phương tiện truyền thông tiên tiến trên thế giới của các nước Bắc Âu như truyền hình, mạng Internet (Thụy Điển 76%, Đan Mạch 69%, Na Uy 67%, Phần Lan 62%), điện thoại di động là rất cao (chiếm tới 80 - 85% dân số). Ngày càng có nhiều người dân Bắc Âu sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch đi du lịch và đặt dịch vụ cho chuyến đi của mình.

Biểu đồ 2.6. Nguồn cung cấp thông tin cho khách du lịch Bắc Âu

Kết quả phỏng vấn các hãng lữ hành Bắc Âu cho thấy 20% khách du lịch Bắc Âu quyết định lựa chọn điểm đến cho chuyến du lịch của mình ra nước ngoài thông qua các thông tin cung cấp bởi các đại lý lữ hành, 20% thông qua mạng Internet và 60% là thông tin từ các tập gấp quảng cáo và bài viết về du lịch.

Khi đã có đầy đủ thông tin và dự kiến địa điểm đi du lịch, khách Bắc Âu thường đặt chỗ cho chuyến đi của mình thông qua các hãng đại lý lữ hành (70%). Nhìn chung, các đại lý lữ hành ở các nước Bắc Âu chủ yếu làm nhiệm vụ bán lẻ. Đặt chỗ thông qua mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến đối với khách du lịch Bắc Âu (chiếm 25%). Phần còn lại (5%) thực hiện đặt chỗ qua các hình thức khác.

Biểu đồ 2.7. Các hình thức đặt dịch vụ du lịch của khách Bắc Âu

Nguồn: A Marketing Service/ Elite Consulting, 2007

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 59 - 66)