Thực trạng các dịch vụ, sản phẩm cung ứng cho thị trường khách Bắc Âu của Du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 83 - 88)

khách Bắc Âu của Du lịch Việt Nam

Nếu xem xét kết quảđiều tra của Tổng cục Thống kê năm 2005 ta thấy nói chung, khách du lịch Bắc Âu có cái nhìn rất tích cực về Việt Nam và du lịch Việt Nam nói riêng. Các tiêu chí đánh giá cơ bản trong đợt điều tra như cảnh quan môi trường du lịch, cơ sở lưu trú du lịch hay món ăn Việt Nam đều được khách du lịch Bắc Âu đánh giá khá cao và cao hơn so với mức đánh giá trung bình của khách du lịch quốc tếđến Việt Nam.

Bảng 2.12. Đánh giá của khách du lịch quốc tế và khách du lịch Bắc Âu về du lịch Việt Nam

Tiêu chí đánh giá Đánh giá (%)

Cảnh quan môi trường du lịch Việt Nam đSẹạp ch Bình thường Dbình thưới mườức ng

Đánh giá chung của khách quốc tế 74,0 25,2 0,8

Trung bình các nước Bắc Âu 87,6 12,4 0,0

Đan Mạch 83,7 16,3 0,0

Phần Lan 89,5 10,5 0,0

Na Uy 86,7 13,3 0,0

Thụy Điển 90,5 9,5 0,0

Cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam Tốt Bình thường Chyêu cưa ầđu áp ứng

Đánh giá chung của khách quốc tế 65,7 33,3 1,0

Trung bình các nước Bắc Âu 69,9 29,3 0,8

Đan Mạch 73,3 26,7 0,0

Phần Lan 68,4 31,6 0,0

Thụy Điển 81,0 19,0 0,0

Món ăn Việt Nam Thích hợp Ít thích hợp Không thích hợp

Đánh giá chung của khách quốc tế 64,5 33,0 2,5

Trung bình các nước Bắc Âu 70,5 27,5 2,0

Đan Mạch 67,7 29,5 2,8

Phần Lan 75,6 22,1 2,3

Na Uy 74,9 23,9 1,2

Thụy Điển 63,7 34,7 1,6

Phương tiện đi lại của Việt Nam Tốt Bình thường Chyêu cưa ầđu áp ứng

Đánh giá chung của khách quốc tế 50,4 45,1 4,4

Trung bình các nước Bắc Âu 53,8 45,3 0,9

Đan Mạch 54,6 44,2 1,2

Phần Lan 47,4 52,6 0,0

Na Uy 63,3 36,7 0,0

Thụy Điển 50,0 47,6 2,4

Dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí Tốt Bình thường

Chưa đáp ứng yêu cầu

Đánh giá chung của khách quốc tế 42,1 52,1 5,8

Trung bình các nước Bắc Âu 35,7 52,1 12,2

Đan Mạch 53,5 39,5 7,0

Phần Lan 31,6 57,9 10,5

Na Uy 26,7 46,6 26,7

Thụy Điển 31,0 64,2 4,8

Nguồn: Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2005

Tuy nhiên dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí thì chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của họ và tỉ lệ không hài lòng của khách du lịch Bắc Âu đối với

những dịch vụ này là cao hơn so với mức đánh giá trung bình của khách quốc tế đi du lịch Việt Nam. Tương tự như vậy, dịch vụ vận chuyển, phương tiện đi lại mới chỉ đáp ứng ở mức trung bình khá so với nhu cầu của khách du lịch Bắc Âu.

Căn cứ vào kết quả điều tra của tác giả thì khách du lịch Bắc Âu hiện nay nhìn nhận sản phẩm và dịch vụ du lịch ở Việt Nam với các mặt được và chưa được như sau:

* 84% số khách du lịch Bắc Âu được phỏng vấn cho rằng giá cả dịch vụ du lịch ở Việt Nam là tương đối rẻ. Tuy vậy, 1/3 số khách Bắc Âu lại cho rằng chất lượng dịch vụ họ nhận được là chưa tương xứng với giá cả hoặc còn cao hơn so với một sốđối thủ cạnh tranh trong khu vực. Kết quả này là tương đối hợp lý vì khách Bắc Âu là những người có thu nhập cao đồng thời mặt bằng giá cảở các nước phát triển cao hơn rất nhiều so với những nước đang phát triển như Việt Nam. Mặt khác, đối với những người có kinh nghiệm đi du lịch trong khu vực châu Đông Nam Á, rõ ràng họ sẽ có sự so sánh với các nước trong khu vực và cho rằng giá cả như vậy là chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ hoặc còn cao so với các nước khác.

* Rất nhiều khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam cho rằng tài nguyên du lịch ở đây là nổi trội so với nhiều nơi khác họ đã từng đến. Tuy nhiên, hầu hết đều cho rằng du lịch Việt Nam không có thương hiệu và chưa được biết đến mặc dù đây không phải là những sản phẩm mới. Đúng là Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn kết tinh trong sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố duy nhất tạo nên thương hiệu của sản phẩm. Sản phẩm du lịch của chúng ta chưa có sựđộc đáo và chứa đựng những nét văn hóa riêng có của đất nước Việt Nam. Sản phẩm đó còn quá dập khuôn, đơn điệu, không có sự đổi mới, chưa phát huy được các thành tố khác của sản phẩm. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến quảng bá cho sản phẩm du lịch của Việt Nam còn rất hạn chế.

* Khách Bắc Âu không thực sự hài lòng với dịch vụ du lịch của Việt Nam. Chỉ có 57% khách Bắc Âu cho rằng du lịch Việt Nam có chất lượng dịch vụ tốt và

chỉ 1/4 số họ cho rằng những sản phẩm dịch vụ này là phù hợp với nhu cầu cá nhân. Theo họ, các yếu tố làm giảm chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam bao gồm:

- Trình độ đội ngũ nhân viên phục vụ và hướng dẫn viên chưa cao; - Dịch vụđược tổ chức chưa tốt;

- Hệ thống giao thông và hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu; - Đầu tư cho các cơ sở vật chất du lịch chưa tốt.

Rõ ràng, yếu tố con người, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch, các dịch bổ trợ và khả năng liên kết các dịch vụ này cùng với tài nguyên du lịch là những thành tố tạo nên sản phẩm du lịch Việt Nam. Chất lượng của từng thành tố trong sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chung của sản phẩm. Để làm du khách hài lòng thì phải không ngừng nâng cao chất lượng của các thành tố đó. Ngoài ra, sản phẩm du lịch được tạo ra là để đáp ứng nhu cầu của con người, của khách du lịch. Việc các sản phẩm du lịch Việt Nam không đáp ứng kỳ vọng của khách du lịch Bắc Âu cho thấy công tác nghiên cứu thị trường của chúng ta còn yếu, chưa sâu và liên tục.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2008

* Trên 60% khách du lịch Bắc Âu được phỏng vấn cho rằng còn nhiều thủ tục hành chính rườm ra, cần đơn giản hóa. Tâm lý của khách du lịch là rất khó chịu với các thủ tục hành chính rườm rà. Đây lại là vấn đề mà nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải đối mặt. Mặc dù thời gian qua Việt Nam đã có nhiều cải tiến trong lĩnh vực này nhưng thực tế cho thấy cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhằm đảm bảo sự thông thoáng và thuận tiện cho khách du lịch.

Biểu đồ 2.18. Gợi ý của khách Bắc Âu để cải thiện sản phẩm dịch vụ du lịch Việt Nam

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2008

* Đa số khách du lịch Bắc Âu cho rằng tính cạnh tranh của Việt Nam với tư cách một điểm đến du lịch yếu hơn so với một số nước trong khu vực do việc đi lại không thuận tiện, đặc biệt là thiếu đường bay thẳng. Đa số khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam bằng đường không. Việc không có đường bay thẳng đã ảnh hưởng rất

mạnh tới khả năng khai thác hiệu quả thị trường này. Không những vậy, điều kiện giao thông đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông trong nước lạc hậu, kém phát triển cũng làm cho khách du lịch không cảm thấy thuận tiện, thoải mái trong chuyến du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 83 - 88)