Sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của thị trường Bắc Âu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 35 - 37)

thị trường Bắc Âu

Các quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu là các nước công nghiệp phát triển. Đây cũng là một trong những khu vực có mức sống cao nhất trên thế giới. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của từng nước Bắc Âu có thể tóm tắt như sau:

Thụy Điển: Nằm ở phía đông bán đảo Scandinavia, Thụy Điển trở thành một quốc gia thống nhất vào thế kỷ XI. Năm 1397 sát nhập với Đan Mạch và Na Uy dưới sự thống trị của Đan Mạch. Thế kỷ VI - XVII là thời kỳ cực thịnh của Thụy Điển. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, Thụy Điển luôn là nước trung lập.

Thụy Điển là một quốc gia có mức độ công nghiệp hóa cao, là một trong những nước có mức sống cao nhất trên thế giới. Người dân Thụy Điển đạt được mức sống cao như hiện nay là do hệ thống hỗn hợp giữa chủ nghĩa tư bản công nghệ cao và một chếđộ phúc lợi xã hội ở mức độ cao. Trong năm 2008, Thụy Điển cũng đang tích cực xem xét khả năng tham gia Liên minh tiền tệ châu Âu. Theo dự báo thì tăng trưởng kinh tế của Thụy Điển sẽ ở mức 1,0% trong năm 2008 và giảm xuống 0,6% vào năm 2009 do suy giảm xuất khẩu. Tỉ lệ lạm phát năm 2008 dự kiến là 3,8% nhưng sẽ giảm xuống 2,6% vào năm 2009. Mức tiêu dùng cá nhân được dự báo sẽ tăng từ mức 2,9% năm 2007 lên 3,2% năm 2008. Theo thống kê hiện nay thì

tiền gửi tiết kiệm của người dân Thụy Điển đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 năm gần đây [20].

Na Uy: Nằm ở miền Bắc châu Âu với nhiều cao nguyên, nhiều dãy núi và vùng băng tuyết. Vương quốc Na Uy thống nhất được thành lập vào thế kỷ thứ IX, sau đó đến thế kỷ XIV sát nhập với Đan Mạch. Năm 1814, Đan Mạch nhường vùng đất Na Uy cho Thụy Điển và mãi đến năm 1905 Na Uy mới tuyên bốđộc lập.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Na Uy là cao nhất trong các nước Bắc Âu. Nền kinh tế phát triển mạnh trên cơ sở chủ nghĩa tư bản phúc lợi, là sự kết hợp giữa các hoạt động kinh tế tự do và sự tham gia của Chính phủ. Nền kinh tế của Na Uy chuyển đổi vào những năm 60 của thế kỷ trước sau khi phát hiện những mỏ dầu và khí đốt lớn ở khu vực Biển Bắc và Biển Na Uy. Xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt chiếm 40% doanh số xuất khẩu hàng năm của Na Uy. Mặc dù có tỉ lệ thu nhập trên đầu người và chếđộ phúc lợi xã hội rất cao nhưng người dân Na Uy vẫn đang lo lắng về tương lai của mình vì những mỏ dầu và khí đốt không phải là vĩnh cửu. Triển vọng kinh tế trong năm 2008 của Na Uy là tương đối tốt, tuy nhiên, tăng trưởng GDP dự kiến sẽ giảm từ 4,9% năm 2007 xuống 2,5% năm 2008. Ngoài ra, tỉ lệ lãi suất cho vay tăng như hiện nay có thể sẽảnh hưởng tiêu cực đến mức độ tiêu dùng của người dân trong các năm 2008 và 2009.

Đan Mạch: Là một trong những nước cổ nhất châu Âu, nối giữa lục địa châu Âu và bán đảo Scandinavia. Năm 985 Đan Mạch hình thành một quốc gia thống nhất. Năm 1397 sát nhập với Thụy Điển và Na Uy dưới sự thống trị của Đan Mạch. Trong hai cuộc đại chiến thế giới, Đan Mạch luôn ở phe trung lập. Năm 1940, Đan Mạch bị quân Đức chiếm đóng, năm 1945 Đan Mạch khôi phục lại nền độc lập.

Trước đây Đan Mạch là một nước nông nghiệp do nằm ở khu vực khá thấp so với mực nước biển. Tuy nhiên, sau năm 1945, Đan Mạch phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa và nay trở thành một nước có nền kinh tế thị trường hiện đại với ngành nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, phát triển một số ngành công

nghiệp quy mô nhỏ nhưng rất tiên tiến. Chính phủ Đan Mạch hiện duy trì một hệ thống phúc lợi xã hội và mức sống rất cao cho người dân và nhiều khả năng sẽ bỏ phiếu để chính thức tham gia đồng tiền chung châu Âu một cách toàn diện. Dự báo cho thấy tình hình phát triển kinh tế của Đan Mạch là “u ám” nhất trong số các nước Bắc Âu, với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 chỉ là 0,5% và giảm xuống 0,3% vào năm 2009, trong khi đó tỉ lệ lạm phát tương ứng là 3,5% và 2,5% và tiêu dùng cá nhân cũng đang có dấu hiệu suy giảm do lãi xuất ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên, tương tự như các nước khác trong khu vực Bắc Âu, Đan Mạch cũng được dự báo sẽ lấy lại đà tăng trưởng từ năm 2010 với mức tăng trưởng 1,2% lên 1,5% vào năm 2012 trong khi tỉ lệ lạm phát sẽ giảm tương ứng từ 2,1% xuống 1,8%.

Bảng 2.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát các nước Bắc Âu

Đan Mạch Phần Lan Na Uy Thụy Điển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)