Khái quát về tình hình khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 43)

Trước năm 1996, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam và Việt Nam sang Trung Quốc không nhiều, chủ yếu là các cán bộ nhà nước sang công tác kết hợp với đi du lịch. Sau khi công dân Trung Quốc được phép đi du lịch sang Việt Nam bằng thẻ du lịch (theo Quyết định 229/1998/QĐ-TCDL ngày 02/7/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc ban hành Quy chế tạm thời về quản lý và tổ chức đối với khách Trung Quốc có giấy thông hành xuất nhập cảnh do Trung Quốc cấp vào nước ta tham quan du lịch) thì lượng khách cũng đã tăng lên. Nhưng những khách du lịch này cũng chỉ được đi du lịch đến những khu vực hạn chế (chủ yếu là vùng biên giới của Việt Nam). Từ năm 1999, kể từ khi Việt Nam được đưa vào danh sách các nước được phép đón khách du lịch Trung Quốc và đặc biệt kể từ khi ký Bản Ghi nhớ giữa Tổng cục Du lịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục Du lịch quốc gia nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về việc tổ chức cho công dân Trung Quốc đi du lịch Việt Nam bằng tiền riêng ngày 30/11/2000 thì số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đã tăng lên đáng kế, thành phần khách cũng đa dạng hơn.

Cuối năm 2004, Bộ Công An ban hành Quyết định 849/QĐ-BCA ngày 27/8/2004 đã cho phép khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam bằng thẻ du lịch có thể đến tất cả các địa phương thay vì chỉ được đến 7 tỉnh phía bắc như trước kia. Hiện nay ở Việt Nam có 43 doanh nghiệp lữ hành được phép đón khách du lịch Trung Quốc theo Quyết định 849phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành phố phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai. (Báo cáo tình hình đón khách du lịch Trung Quốc theo Quyết định 849, 2009 - Vụ Lữ hành - Tổng cục Du lịch)

Trên cơ sở các văn kiện nêu trên, nhiều địa phương và nhiều ngành của hai nước đã ký các thoả thuận và có nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác du lịch. Đáng chú ý là thoả thuận về trao đổi khách giữa Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh (Việt Nam) với Quảng Tây (Trung Quốc) đã làm tăng lượng khách du lịch ở cả hai phía. Chỉ tính riêng năm 2004, đã có 112.000 khách du lịch Việt Nam sang Quảng Tây, tăng 78% so với

cùng kỳ năm 2003, đưa Việt Nam trở thành nước có số lượng khách du lịch lớn thứ hai trong số những nước có khách du lịch đến địa phương này. Tuy nhiên, tháng 10/2005, Chính phủ Trung Quốc đã tạm ngừng cho phép công dân Trung Quốc đi du lịch sang Việt Nam bằng giấy thông hành nên đã ảnh hưởng lớn đến lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2005 đến nay.

Song nếu so sánh các thị trường du lịch quốc tế gửi khách đến Việt Nam, khách du lịch đến từ Trung Quốc trong những năm qua luôn ở vị trí dẫn đầu. Điều này có thể thấy trong bảng thống kê số liệu sau:

Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch các thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Trung Quốc 778.431 717.409 515.286 574.627 650.055 Đài Loan 256.906 274.379 274.663 319.291 303.527 Nhật Bản 267.210 338.509 383.896 418.333 392.999 Pháp 104.025 133.432 132.304 183.790 182.048 Mỹ 272.473 330.197 385.654 408.323 417.198 Hàn Quốc 232.995 325.882 421.741 475.388 449.237 Thái Lan 53.682 86.844 123.804 167.043 183.142 Úc 128.661 148.839 172.519 224.619 234.760 Quốc tịch khác 835.617 1.074.509 1.175.133 1.399.586 1.440.034

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2004 – 2008 của Tổng cục Du lịch) Về tuyến, điểm du lịch, đã mở tuyến đường sắt du lịch Hà Nội- Nam Ninh. Việt Nam –Trung Quốc vừa mở lại tuyến du lịch bằng tàu biển tử Bắc Hải- Quảng Ninh từ 10/3/2006. Đây là tuyến du lịch trên biển duy nhất được hai nước phê chuẩn hiện nay.

Về thủ tục visa, hiện nay đã có 4 Tổng lãnh sự quán Việt Nam được đặt tại Bắc Kinh, Quảng Châu, Côn Minh và Nam Ninh. Ngày 30/11/2007, Văn phòng Lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã khai trương, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai nước đi lại du lịch.

Về đầu tư trong lĩnh vực du lịch, hiện nay kể cả đặc khu Hongkong, Trung Quốc có 45 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 658 triệu USD tập trung vào các lĩnh vực như lữ hành, khách sạn, nhà hàng.

Chương trình hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới sẽ tập trung vào việc khuyến khích giới doanh nhân Trung Quốc tăng cường đầu tư hơn nữa vào ngành du lịch Việt Nam và thúc đẩy việc triển khai các văn bản hợp tác du lịch đã ký.

Về xúc tiến, quảng bá du lịch, Việt Nam đã tham gia một số hội chợ du lịch lớn, được tổ chức thường niên tại Trung Quốc như: Hội chợ BITM, CITM, WTF... Năm 2005, Tổng cục Du lịch đón 01 đoàn truyền hình CCTV4 của Trung Quốc sang thăm và quay phim về du lịch Việt Nam. Năm 2006-2007, Việt Nam đón 03 đoàn lữ hành vào khảo sát du lịch.

Biểu đồ 2.4. Số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác năm 1995 - 2008 - Tổng cục Du lịch)

Ngoài ra, để khuyến khích khách du lịch Trung Quốc, Việt Nam đã áp dụng một số chính sách mới đối với thị trường khách du lịch Trung Quốc như: miễn lệ phí thị thực cho các đoàn khách Trung Quốc đi theo chương trình “Ấn tượng Việt Nam”; khuyến khích khách du lịch Trung Quốc sử dụng giấy thông hành xuất nhập cảnh vào Việt Nam du lịch; cho phép khách du lịch Trung Quốc sử dụng giấy thông hành được đi máy bay Việt Nam trên các chặng nội địa; tạo điều kiện cho các đoàn Caravan Trung Quốc vào Việt Nam...

Từ kết quả của mô hình đón khách đường biển và đặc biệt với hiệu ứng tích cực của việc triển khai Chiến dịch khuyến mại “Ấn tượng Việt Nam” của ngành du lịch Việt Nam, tháng 3/2009, Trung Quốc đã có quyết định chính thức mở cửa cho khách du lịch Trung Quốc sử dụng giấy thông hành xuất nhập cảnh vào Việt Nam du lịch bằng đường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn.

62.600 377.600 405.400 377.600 405.400 420.700 484.000 492.000 675.800 723.400 693.000 778.431 717.409 515.286 574.627 650.055 - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 L ượ t n g ườ i 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm

Nhờ phát triển với tốc độ nhanh chóng, Trung Quốc đã vượt lên thành thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam. Tuy có những biến động nhất định nhưng Trung Quốc vẫn luôn là nước có số lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất và có khoảng cách rất lớn so với các thị trường đứng sau như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan.

Biểu đồ 2.5. So sánh thị trường khách du lịch Trung Quốc với một số thị trường khách chính của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2004 2005 2006 2007 2008 1. Trung Quèc 2. Hµn Quèc 3. NhËt 4. Mü 5. §µi Loan 6. óc 7. Ph¸p 8. Th¸i Lan

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 43)