Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 88)

Để các giải pháp nêu trên có thể thực thi, luận văn đưa ra một số khuyến nghị cụ thể sau:

Khuyến nghị đối với Chính phủ: nhanh chóng cho phép thành lập Văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại Trung Quốc.

Khuyến nghị đối với Bộ Ngoại giao: đơn giản hoá các thủ tục cấp visa cho khách Trung Quốc, thực hiện việc cấp visa cho khách Trung Quốc tại các cửa khẩu.

Khuyến nghị đối với Bộ Tài chính: sửa đổi Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính về về quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính về quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước, ban hành các văn bản về chế độ chi tiêu cho các hoạt động liên quan đến công tác xúc tiến du lịch.

Khuyến nghị đối với Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam: hợp tác mở thêm các đường bay đến các thành phố lớn của Trung Quốc và cho phép các hãng hàng không nước ngoài mở đường bay từ Trung Quốc đến Việt Nam.

Khuyến nghị đối với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: nghiên cứu, lựa chọn và

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc trên cơ sở định hướng, quan điểm chung của Việt Nam về công tác xúc tiến du lịch, xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch Trung Quốc, kinh nghiệm trong công tác xúc tiến du lịch đối với thị trường Trung Quốc của một số nước trên thế giới cũng như những đánh giá về những kết quả đạt được và những hạn chế của hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc được đề cập ở chương 1 và chương 2.

Giải pháp được đưa ra từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp trung ương (Tổng cục Du lịch) với những nội dung cụ thể sau:

- Giải pháp về tổ chức bộ máy cơ quan xúc tiến du lịch - Giải pháp về pháp luật và chính sách xúc tiến du lịch

- Giải pháp về kinh phí và cơ chế chi tiêu của hoạt động xúc tiến du lịch

- Giải pháp về công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch, lập kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch

- Giải pháp về việc xây dựng và sử dụng tiêu đề - biểu tượng cho các hoạt động xúc tiến du lịch

- Giải pháp vế sự phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch

- Giải pháp về việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động xúc tiến du lịch

Bên cạnh đó, chương 3 cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch tại thị trường Trung Quốc với Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam.

KẾT LUẬN

Thị trường khách du lịch Trung Quốc là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Trong nhiều năm qua, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và luôn giữ một khoảng cách khá xa so với các thị trường khách khác.

Khi thực hiện đề tài “Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc”, tác giả gặp những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau:

Thuận lợi: thị trường khách du lịch Trung Quốc hiện là thị trường khách quốc tế hàng đầu đến Việt Nam. Vì vậy, sự quan tâm của tác giả về đề tài này cũng là vấn đề quan tâm chung của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng như các doanh nghiệp du lịch với mong muốn phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường này.

Trước tác giả đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và tác giả đã tiếp cận, kế thừa các kết quả nghiên cứu đó cho đề tài của mình và có cách nhìn tổng thể hơn về vấn đề nghiên cứu.

Trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự ủng hộ, khuyến khích, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các cộng tác viên trong việc cung cấp tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích.

Khó khăn: do hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc chưa nhiều nên việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc để đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, luận văn đã đưa ra được những thông tin khái quát về thị trường khách du lịch Trung Quốc. Khẳng định thị trường khách du lịch Trung Quốc là một trong

những thị trường gửi khách lớn trên thế giới và Việt Nam đang là một trong những lựa chọn của khách du lịch Trung Quốc khi đi du lịch nước ngoài.

Thứ hai, những tổng kết về mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc trong những lĩnh vực chủ yếu trong thời gian qua cho thấy cơ hội hứa hẹn cho du lịch Việt Nam trong việc thu hút thị trường khách đầy tiềm năng này.

Thứ ba, luận văn đã đánh giá được thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc thông qua việc thu thập và xử lý thông tin liên quan đến hoạt động xúc tiến du lịch tại đây; các hoạt động xúc tiến du lịch mà du lịch Việt Nam đã thực hiện tại Trung Quốc với dữ kiện cập nhật và có độ tin cậy cao.

Thứ tư, luận văn đã phân tích những thành công, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó của hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc; một số bài học rút ra được từ kinh nghiệm xúc tiến du lịch đối với thị trường Trung Quốc của một số nước trên thế giới; nêu định hướng, quan điểm chung của Việt Nam về công tác xúc tiến du lịch; xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch Trung Quốc. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc như: Giải pháp về tổ chức bộ máy cơ quan xúc tiến du lịch; Giải pháp về pháp luật và chính sách xúc tiến du lịch; Giải pháp về kinh phí và cơ chế chi tiêu của hoạt động xúc tiến du lịch; Giải pháp về công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch, lập kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch; Giải pháp về việc xây dựng và sử dụng tiêu đề - biểu tượng cho các hoạt động xúc tiến du lịch; Giải pháp vế sự phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch; Giải pháp về việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động xúc tiến du lịch.

Ngoài ra, luận văn cũng đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam để các giải pháp trên có thể thực thi.

Tóm lại, luận văn đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tác giả hy vọng những phân tích, đánh giá và những giải pháp đề xuất sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp trung ương (Tổng cục Du lịch Việt Nam) tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc một cách hợp lý và hiệu quả hơn, góp phần thu hút hơn nữa khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)