Xây dựng các kênh thông tin để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 57 - 59)

thành phố: Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam...

Trong số các đoàn FAMTRIP, PRESSTRIP của Trung Quốc đến Việt Nam phải kể đến đoàn phóng viên của kênh truyền hình CCTV Trung Quốc vào Việt Nam năm 2005. Những tin tức do kênh truyền hình này truyền tải tới người dân Trung Quốc sau khi đoàn trở về từ Việt Nam đã gây được ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam cho công chúng Trung Quốc.

2.2.4. Xây dựng các kênh thông tin để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam Việt Nam

- Xúc tiến du lịch qua Internet: Hiện nay, trang web của du lịch Việt Nam

http://www.vietnamtourism.com đã có phiên bản tiếng Trung với nhiều thông tin du lịch phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu tra cứu của khách hàng. Đây là một trong những trang web có số lượng người truy cập cao ở Việt Nam. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, phần lớn người dân Trung Quốc tìm kiếm thông tin qua mạng internet. Với kênh thông tin này, khách du lịch Trung Quốc có thể biết được những dữ liệu cơ bản về các điểm du lịch ở Việt Nam phân theo loại hình du lịch và theo các đơn vị hành chính, các khách sạn, công ty lữ hành, các dịch vụ khác...

- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung Quốc: Cho đến nay, do sự hạn hẹp về kinh phí nên Việt Nam chưa thực hiện được việc quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh báo chí, truyền hình của Trung Quốc. Khách

du lịch Trung Quốc biết đến các điểm đến của Việt Nam chủ yếu qua mạng internet và qua các hãng lữ hành. Đôi khi họ cũng biết được thông tin qua các bài báo hoặc chương trình truyền hình sau khi các đoàn PRESSTRIP từ Việt Nam trở về, nhưng thường rất ít vì số lượng các đoàn PRESSTRIP đến Việt Nam không nhiều và mới chỉ tập trung ở một số tỉnh giáp biên giới với Việt Nam.

- Thành lập văn phòng đại diện ở Trung Quốc: Đến nay, Việt Nam chưa thành lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở Trung Quốc cũng như ở các nước khác.

- Cung cấp ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch: những ấn phẩm xúc tiến bằng tiếng Trung mà Việt Nam sản xuất gồm có: sách mỏng, tập gấp du lịch biển, tập gấp du lịch làng nghề, ẩm thực, di sản, bản đồ, CD ROM. Về vật phẩm xúc tiến, không có vật phẩm xúc tiến du lịch riêng cho thị trường Trung Quốc mà vật phẩm xúc tiến được sản xuất và dùng chung cho các thị trường, bao gồm: tranh thêu, khăn lụa, cà vạt lụa, đĩa đồng, nón lá, huy hiệu, móc chìa khoá... Những ấn phẩm, vật phẩm này được chuyển tới tay các du khách Trung Quốc trong các hội chợ, triển lãm quốc tế, các roadshow mà Việt Nam tổ chức tại Trung Quốc hoặc qua Đại Sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. Ngoài ra, những ấn phẩm, vật phẩm này còn được cung cấp cho các thành viên trong đoàn FAMTRIP, PRESSTRIP được mời vào Việt Nam. Qua kênh thông tin này du khách có được cái nhìn rõ hơn, cụ thể hơn về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc còn là thành viên của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS), ASEAN+3... Trong các kỳ họp mà Trung Quốc đăng cai tổ chức, Việt Nam đã tham dự và luôn tận dụng cơ hội đề quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch quốc gia đối với đại diện các nước tham dự (ví dụ như Diễn đàn Du lịch ASEM tổ chức tại Sơn Đông năm 2006, phiên họp Uỷ ban Đông Á – Thái Bình Dương tại Quế Lâm năm 2007, Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 của UNWTO về Quản lý điểm đến và Hội chợ PATA Travel Mart 09 tổ chức tại

Hàng Châu năm 2009...). Thông thường, hoạt động quảng bá, xúc tiến này được thực hiện thông qua các bài thuyết trình về du lịch Việt Nam tại mỗi phiên họp và qua các ấn phẩm, vật phẩm mà đại diện phía ngành du lịch Việt Nam đem tặng.

Bên cạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các địa phương cũng tổ chức những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của địa phương mình đến với các thị trường cụ thể của Trung Quốc. Ví dụ như thành phố Hà Nội đã tổ chức hội thảo về cơ hội hợp tác thương mại – du lịch giữa Hà Nội và tỉnh Vân Nam tại Côn Minh, Vân Nam năm 2005, tham gia hội chợ du lịch China – Asean Expo tại Quảng Tây năm 2006; Quảng Ninh tổ chức và tham gia hội chợ Thương mại – Du lịch biên giới Việt Trung hàng năm, luân phiên tại hai thị xã: Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) và Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam); Thành phố Hồ Chí Minh tham gia hội chợ du lịch quốc tế GITF tổ chức tại Quảng Châu năm 2007, Lào Cai tổ chức và tham gia hội chợ Thương mại quốc tế và du lịch Việt – Trung hàng năm, luân phiên tại hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)...

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)