Xây dựng các kênh thông tin để tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam nhằm tới thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 85)

nhằm tới thị trường Trung Quốc

* Xúc tiến, quảng bá du lịch qua internet

Cần bổ sung, cập nhật thông tin, nâng cấp các trang web của Tổng cục Du lịch, đặc biệt là trang http://www.vietnamtourism.com phiên bản tiếng Trung. Trên trang này đã có một cơ sở dữ liệu về các điểm đến. Cần bổ sung các hình thức tra cứu theo một số chỉ tiêu như loại hình du lịch theo địa phương, loại khách sạn theo hạng sao và địa điểm, tính chất lễ hội theo thời gian.

Nên xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tham gia hệ thống thông qua việc áp dụng mức tính phí tham gia ưu đãi. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hỗ trợ bằng cách miến phí tham gia hệ thống.

* Tuyên truyền, quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng

Hiện nay, Trung Quốc có khoảng hơn 7.000 báo và tạp chí, có 16 kênh truyền hình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Mỗi cơ quan thông tin đại chúng này đều có những đối tượng, số lượng phát hành và giá cả khác nhau. Thậm chí đối với một cơ quan thông tin đại chúng thì giá cả quảng cáo cũng khác nhau tuỳ thuộc vào việc quảng cáo ở đâu (trang bìa hay bên trong), giờ cao điểm hay thấp điểm, có vào mùa du lịch hay không...

Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tiến hành lựa chọn báo, tạp chí, kênh truyền hình nào để quảng cáo, với thời gian, thời lượng bao nhiêu để đủ gây ấn tượng và tại thời điểm nào để thông tin quảng cáo đến với công chúng nhiều nhất.

Một số báo, tạp chí và kênh truyền hình Trung Quốc mà du lịch Việt Nam nên lựa chọn để thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá là: Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV1, tạp chí Du lịch Trung Quốc (thuộc Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc

và Hiệp hội Du lịch Trung Quốc, phát hành hàng tháng trong và ngoài nước), tạp chí Thế giới du lịch (thuộc tập đoàn báo chí tư nhân lớn nhất Trung Quốc, phát hành trong và ngoài nước), tạp chí Chu du bốn phương (thuộc tập đoàn báo chí Thẩm Quyến, là tạp chí lớn nhất vùng Hoa Nam Trung Quốc, phát hành tại 32 tỉnh, thành phố, khu tự trị của Trung Quốc, là cẩm nang cho hàng vạn khách du lịch có khả năng chi trả cao).

Ngoài ra, ở Trung Quốc việc phát sóng các kênh truyền hình nổi tiếng ở nước ngoài qua truyền hình cáp cũng như việc tiếp cận với các trang web quốc tế đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở những thành phố, trung tâm kinh tế lớn. Do đó, Việt Nam có thể thông qua việc quảng bá trên kênh truyền hình CNN – Châu Á – Thái Bình Dương để vừa thu hút được thị trường khách ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, vừa thu hút được khách du lịch Trung Quốc.

* Thành lập văn phòng đại diện của du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Việc không có cơ quan đại diện của du lịch Việt Nam tại Trung Quốc đã làm cho hoạt động xúc tiến du lịch tại Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.Với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc, ngành du lịch Việt Nam cần sớm xem xét và thúc đẩy việc thành lập văn phòng đại diện tại một số thành phố, trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc, là phân đoạn thị trường mà du lịch Việt Nam cần tập trung hướng tới như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến. Văn phòng đại diện của du lịch Việt Nam tại Trung Quốc sẽ là nơi thực hiện các nghiên cứu, cung cấp các thông tin về thị trường khách Trung Quốc, nơi thực hiện các hoạt động xúc tiến tại chỗ cho du lịch Việt Nam.

* Sản xuất và phát hành các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch

Cần nâng cao chất lượng (nội dung chủ đề, hình thức, hình ảnh, ngôn ngữ...), tăng cường về mặt số lượng các ấn phẩm bằng tiếng Trung. Đặc biệt, cần tăng cường sản xuất các loại đĩa VCD, DVD phim quảng bá du lịch Việt Nam từ 5 – 10 phút. Đây là các ấn phẩm chứa đựng nhiều thông tin bằng những hình ảnh thật và sống động, có thể sửa đổi, bổ sung hàng năm hơn nữa lại nhẹ và dễ vận chuyển.

Ngoài ra, nên tập trung vào sản xuất loại ấn phẩm giới thiệu thông tin chung về du lịch Việt Nam (sách mỏng) vì ấn phẩm này giúp người xem có cái nhìn tổng quan nhất về điểm đến Việt Nam.

Hiện nay, các vật phẩm xúc tiến du lịch Việt Nam thường là cà vạt, khăn lụa, móc chìa khoá, huy hiệu, bút bi, mũ lưỡi trai song số lượng không nhiều, chất lượng không đồng đều qua mỗi lần sản xuất. Để tăng cường hiệu quả của công tác xúc tiến du lịch cần tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng, đa dạng về chủng loại các vật phẩm xúc tiến du lịch.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 85)