Các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 29)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm xúc tiến du lịch của các nước có thể thấy các quốc gia có ngành công nghiệp du lịch phát triển đều rất coi trọng công tác xúc tiến du lịch. Thực trạng quảng bá, xúc tiến du lịch của các nước trên có thể cho ngành du lịch Việt Nam những bài học kinh nghiệm sau:

Các quốc gia trên đều giành một nguồn kinh phí đáng kể cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, các quốc gia trên còn có những chính sách chủ động, linh hoạt phát huy các nguồn lực trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động xúc tiến, quảng bá của mình được thành công hơn.

- Về công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho các hoạt động xúc tiến du lịch: các quốc gia trên đều rất coi trọng công tác nghiên cứu thị trường. Trên cơ sở những nghiên cứu đó, họ xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch quốc gia và kế hoạch xúc tiến du lịch hàng năm, trong đó xác định được các thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, phân kỳ khai thác các thị trường, phân đoạn thị trường, kế hoạch phát triển sản phẩm trong giai đoạn từ 5 – 10 năm. Từ những định hướng chung, hoạt động xúc tiến du lịch tại từng thị trường sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tính chất của thị trường (thị trường cần phát triển hay duy trì, cẩn đổi mới sản phẩm hay thay đổi phân đoạn thị trường mục tiêu...). Nên tại mỗi thị trường hoạt động xúc tiến du lịch sẽ có những nét riêng, có chủ đề riêng, sản phẩm riêng, các cách thức thực hiện khác nhau, mức kinh phí thực hiện khác nhau.

- Về công tác thông tin, tuyên truyền qua mạng internet: nhận thấy rõ tầm quan trọng của internet đối với công tác xúc tiến du lịch, các cơ quan du lịch quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của các nước trên đều đã xây dựng cho mình những trang web riêng bằng nhiều ngôn ngữ phù hợp với các thị trường mục tiêu. Ngoài ra, họ còn tổ chức các cuộc thi có giải thưởng về du lịch trên trang web của mình. Điển hình như Hà Lan, Hà Lan đã xây dựng một ngân hàng dữ liệu thông tin cá nhân của khách du lịch và khi có chiến dịch quảng bá mới, sản phẩm du lịch mới, các chương trình khuyến mại thì những thông tin này sẽ được gửi qua mạng internet đến các khách du lịch tiềm năng một cách nhanh chóng nhất.

- Về việc đa dạng hoá các sản phẩm xúc tiến du lịch: Các nước thường xuyên đổi mới các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch từ việc cải tiến mẫu mã, chất lượng các loại ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch đến việc nâng tầm quy mô, phương thức tiến hành các hội chợ, hội nghị, sự kiện du lịch.

- Về sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan khác, tận dụng các cơ hội và thời cơ để xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia: Các nước trên đều đề cao sự phối hợp giữa cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia với các bộ ngành liên quan, khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch quốc gia (như phối hợp với bộ ngoại giao, bộ thương mại, bộ y tế, hãng hàng không quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có tên tuổi, hiệp hội du lịch...). Đa số các nước trên đều tận dụng các cơ hội tổ chức các sự kiện quốc tế, các lễ hội, các chương trình làm phim truyện, sử dụng tên, hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng để tuyên truyền, quảng bá cho hình ảnh du lịch quốc gia mình.

Một số bài học kinh nghiệm khác có thể áp dụng đối với việc xúc tiến du lịch tại Trung Quốc và các thị trường khác của Du lịch Việt Nam:

- Về cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia và nguồn kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch: Các nước trên đều có một cơ quan thực hiện

hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia tương đối độc lập về tổ chức và có kinh phí hoạt động riêng. Ngoài những bộ phận hoạt động trong nước, các cơ quan này còn có các văn phòng đại diện ở nước ngoài thực hiện chức năng, nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia ở nước ngoài. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia chịu trách nhiệm bố trí nhân lực, nguồn kinh phí cho các hoạt động của các văn phòng.

- Về việc xây dựng và sử dụng tiêu đề - biểu tượng cho các chiến dịch xúc tiến, quảng bá du lịch: việc xây dựng tiêu đề - biểu tượng cho các chiến dịch xúc tiến, quảng bá du lịch là rất quan trọng. Tiêu để - biểu tượng thường gắn liền với hình ảnh du lịch quốc gia. Các nước trên đều xây dựng tiêu đề - biểu tượng cho từng chiến dịch xúc tiến du lịch và nó có thể được sử dụng từ 1 – 5 năm. Các tiêu đề - biểu tượng này được sử dụng thống nhất trong tất cả các hoạt động xúc tiến, quảng bá trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch, tạo một ấn tượng mạnh đối với khách du lịch. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các tiêu đề phụ giúp cho việc đổi mới hình ảnh, sản phẩm du lịch, nhằm thu hút khách quay trở lại.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)