Một số định hướng hợp tác du lịch hai nước trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 35)

Đối với du lịch Việt Nam, Trung Quốc là thị trường khách trọng điểm. Dù do một số nguyên nhân, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam gần đây bị sụt giảm, nhưng số lượng khách du lịch Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và luôn có khoảng cách lớn so với các thị trường khách lớn khác. Trung Quốc còn là một trong số những nước hàng đầu trên thế giới về đón khách du lịch quốc tế. Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm về đào tạo, marketing, quy hoạch du lịch, có khả năng về vốn đầu tư cho các cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch mà Việt Nam cần tranh thủ khai thác.

Để tăng cường quan hệ hợp tác, phát triển du lịch Việt – Trung, cơ quan du lịch quốc gia hai nước cần thúc đẩy các hoạt động sau:

- Tăng cường tiếp xúc, gặp gỡ song phương cả cấp quốc gia và cấp địa phương. Thường xuyên trao đổi thông tin về chủ trương, chính sách, luật pháp và kinh nghiệm phát triển du lịch của mỗi nước, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý và phát triển các khu điểm du lịch và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác đào tạo hướng dẫn viên.

- Khuyến khích các doanh nghiệp hai bên hợp tác, đầu tư xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch ở mỗi nước.

- Hai bên tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc trao đổi khách giữa hai bên. Trung Quốc tạo điều kiện cho công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép xuất nhập cảnh được vào tham quan du lịch Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường biển của hai nước.

- Hai bên hợp tác tổ chức các đoàn FAMTRIP cho các hãng lữ hành hai bên để làm quen với sản phẩm du lịch của mỗi bên và tạo điều kiện cho các hãng lữ hành hai bên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và thiết lập đối tác chặt chẽ, tin cậy lẫn nhau trong việc trao đổi khách du lịch.

- Tăng cường công tác tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ở mỗi bên để thúc đẩy khách du lịch hai bên đi tham quan du lịch lẫn nhau. Hợp tác tổ chức các hội thảo, hội chợ du lịch và các hoạt động xúc tiến du lịch ở Trung Quốc và Việt Nam.

- Hợp tác khảo sát xây dựng các tour du lịch liên quốc gia giữa Trung Quốc với Việt Nam để thu hút khách du lịch quốc tế. Phát triển các tour du lịch liên quốc gia là hướng hai ngành du lịch hai nước cần quan tâm trong thời gian tới, phù hợp với Hiệp định về phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương và Bản ghi nhớ về việc triển khai hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế” giữa chính phủ hai nước.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc với những nội dung cơ bản sau:

Khái quát về đất nước Trung Quốc: đặc điểm địa lý tự nhiên; đặc điểm dân cư; đặc điểm kinh tế và văn hoá xã hội; những sở thích của người Trung Quốc;

Phân tích đặc điểm của thị trường khách du lịch Trung Quốc: khái quát chung về tình hình phát triển du lịch Trung Quốc, đặc điểm nhu cầu của khách du lịch Trung Quốc, đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách du lịch Trung Quốc;

Các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong công tác xúc tiến du lịch đối với thị trường Trung Quốc của một số nước trên thế giới như Hà Lan, Thái Lan;

Tổng kết mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong một số lĩnh vực chủ yếu: ngoại giao, kinh tế và du lịch.

Thị trường khách du lịch Trung Quốc luôn là thị trường khách trọng điểm của du lịch Việt Nam với những nét đặc trưng riêng biệt. Vì vậy, để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch từ thị trường này, ngành du lịch Việt Nam cần phải có những hoạt động xúc tiến du lịch thích hợp và hiệu quả.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc (Trang 35)