Mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng 1 Diện tích đất canh tác

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 59)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng 1 Diện tích đất canh tác

3.1.2.1. Diện tích đất canh tác

Có sự chênh lệch rõ rệt về diện tích đất canh tác giữa các nhóm hộ có điều kiện kinh tế khác nhau. Nhóm hộ khá có diện tích đất canh tác trung bình 3,06 ha/hộ, đặc biệt là rẫy và cây đa niên, vì họ có ý chí làm ăn, có đầu óc, siêng năng. Ngược lại, diện tích đất canh tác trung bình của nhóm hộ nghèo chỉ có 0,62 ha – nguyên nhân này được giải thích là hộ nghèo đại đa số gia đình có con đông, có sức lao động nhưng ít đi làm (lười biếng, học vấn thấp, thiếu vốn). Diện tích rẫy giữa hộ khá và nghèo chênh lệch khoảng 6 lần thể hiện ở Bảng 3.3:

Bảng 3.3. Diện tích đất canh tác bình quân / hộ theo nhóm kinh tế hộ

Diện tích các loại đất canh tác Nhóm hộ kinh tế hộKhá Trung bình Nghèo

Diện tích ruộng lúa (ha) 0,51 0,2 0

Diện tích rẫy (ha) 0,8 0,51 0,13

Diện tích vườn thổ cư (ha) 0,62 0,29 0,13

Diện tích cây đa niên (ha) 0,68 0,39 0,21

Diện tích cây hàng năm (ha) 0,45 0,2 0,15

Tổng (ha) 3,06 1,59 0,62

Từ Bảng 3.3 cho thấy: các hộ nghèo không có diện tích lúa nước, đất rẫy là 0,13 ha/hộ, cây đa niên là 0,21 ha/hộ. Đất trồng cây hàng niên và đất nương rẫy thường là đất nông nghiệp nằm trên đất lâm nghiệp nên thường không có quyền sử dụng đất và người dân ngại đầu tư trên những diện tích này do họ mất quyền sở hữu nên họ chỉ trồng cây ngắn ngày như bắp, đậu phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình. Diện tích đất nương rẫy của cộng đồng góp phần không nhỏ trong tổng quỹ đất của nông hộ nhưng đây thường là đất xa nhà. Các loại đất này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm sinh kế và bảo tồn đời sống tâm linh của người dân địa phương. Mặt khác, xưa kia, rừng được đặt dưới sự quản lý của cả cộng đồng, lúc đó người dân vừa khai thác vừa giữ gìn rừng vì họ nhận thức rằng rừng là của cả cộng đồng thôn và là nguồn nuôi sống cả thôn. Ngày nay, việc sử dụng các nguồn tài nguyên được đặt trong một bối cảnh kinh tế - xã hội mới, rừng trở thành của

chung. Nhận thức “rừng của chung nghĩa là không phải của riêng ai” đã và đang là một trong số những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc phá rừng để mở rộng diện tích đất canh tác như hiện nay ở xã Đa Nhim, vì thế sẽ dẫn đến nguy cơ diện tích rừng ngày càng thu hẹp nếu không có giải pháp quản lý phù hợp.

3.1.2.2. Chăn nuôi

Ngoài trồng trọt thì chăn nuôi cũng là một nguồn thu cho các nông hộ mặc dù ở đây chăn nuôi với mục đích tự cung tự cấp là chính. Các vật nuôi chủ yếu là heo, bò, trâu và gia cầm như Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Các loài vật nuôi phổ biến trong khu vực nghiên cứu

Thôn Heo Trâu Bò Gia cầm

Đa Bla 8 0 22 51

Đa Tro 2 17 60 91

Đa Ra Hoa 14 0 89 63

Chỉ có thôn Đa Tro còn nuôi trâu nhưng vẫn theo tập quán thả tự do trong rừng, đến khi có nhu cầu mua bán hay giết thịt để phục vụ cho các lễ cưới hỏi thì người dân mới đi vào rừng để bắt về. Người dân trong tất cả các thôn đều thích nuôi bò vì không phải đầu tư nhiều và dễ bán và đây là loài vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Heo và gia cầm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Những năm vừa qua do các đại dịch lở mồm long móng và dịch cúm gia cầm nên lượng vật nuôi trong các thôn giảm đáng kể vì người dân cảm thấy mạo hiểm khi đầu tư vào chăn nuôi. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của chăn nuôi đối với thu nhập và đời sống của người dân xã Đa Nhim không lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w