Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 53)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2.2.Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với nhóm câu hỏi tình hình kinh tế hộ gia đình: đề tài sử dụng thống kê mô tả. Sau đó tiến hành xem xét mối liên hệ giữa thành phần dân tộc với các yếu tố: thu nhập, trình độ học vấn, mức độ săn bắn, mức độ thu hái lâm sản ngoài gỗ bằng kiểm định Chi bình phương.

- Đối với nhóm câu hỏi mức độ tham gia của cộng đồng; đánh giá của cộng đồng về các hoạt động: đề tài sử dụng thống kê mô tả. Sau đó tiến hành kiểm tra mối liên hệ giữa hình thức tham gia với yếu tố độ tuổi, dân tộc; mức độ tham gia với yếu tố giới tính bằng kiểm định Chi bình phương.

- Đối với nhóm câu hỏi nhận thức của cộng đồng về bảo tồn ĐDSH: số liệu được thống kê ở từng câu. Đồng thời thực hiện thống kê theo số người trả lời hiểu biết tất cả các câu hỏi, với 10 câu hỏi (Phụ lục 1), tác giả phân thành 3 mức sau:

+ Hiểu biết kém: 0 – 4 câu trả lời biết rõ. + Hiểu biết trung bình: 5 – 7 câu trả lời biết rõ. + Hiểu biết tốt: 8 – 10 câu trả lời biết rõ.

Sau đó tiến hành kiểm tra mối liên hệ giữa mức độ hiểu biết này với các yếu tố độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn bằng kiểm định Chi bình phương.

- Đối với nhóm câu hỏi thái độ và kỳ vọng của cộng đồng về hoạt động bảo tồn ĐDSH: đề tài sử dụng thống kê mô tả (Nguyễn Minh Tuấn, 2007).

Bảng 2.1. Tóm tắt nội dung và các phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu Nội dung nghiên cứu Phương pháp

1. Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài nguyên của cộng đồng ở vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.

1.1. Thông tin về đối tượng phỏng vấn

1.2. Mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng

1.3. Mức độ tác động của cộng đồng lên vườn quốc gia 1.4. Các đối tượng tác động lên vườn quốc gia

1.5. Những thách thức và đe dọa đối với công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

Sử dụng một số công cụ PRA:

- Lát cắt: tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất đai và các loại tài nguyên thiên nhiên.

- Công cụ dòng thời gian: tìm sự kiện xảy ra trong quá khứ và ảnh hưởng của nó.

- Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi.

2. Đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc tham gia bảo tồn ĐDSH.

2.1. Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn ĐDSH

2.2. Nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn ĐDSH

2.3. Ảnh hưởng của các bên liên quan đến quản lý và bảo tồn ĐDSH

2.4. Tương tác giữa quản lý bảo vệ rừng và hiện trạng sinh kế của cộng đồng - Bảng câu hỏi. - Phân tích SWOT. - Cây vấn đề: tìm nguyên nhân làm các chương trình bảo tồn ĐDSH chưa hiệu quả. - Phân tích các bên liên quan

- Sơ đồ Venn: xác định mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức có ảnh hưởng trong hoạt động. 3. Xây dựng các giải

pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 3.2. Các giải pháp

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 53)