4. Vì nhiệm vụ 22 300 150 707 5 Hợp tác000000
3.3.2.2. Giải pháp trước mắt
Mục tiêu trước mắt
- Nâng cao năng lực quản lý cho VQG Bidoup – Núi Bà.
- Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng và lãnh đạo địa phương vào công tác quản lý bảo tồn.
- Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế nhằm thu hút sự hỗ trợ cả về chuyên môn và vật lực.
Quy hoạch sử dụng đất
Sự gia tăng của việc lấn chiếm đất rừng chuyển sang đất nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến thu hẹp diện tích rừng. Trong khi đó, một lượng lớn các hộ nghèo không có đất canh tác và đang có cuộc sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Do đó, việc quy hoạch sử dụng đất phải được giải quyết đồng thời với các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Ngoài ra, quy hoạch này phải giúp phục vụ cho công cuộc giảm nghèo tại địa phương và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của người K’Ho. Những kiến thức của họ về việc bảo vệ và sử dụng bền vững rừng phải được tôn trọng và sử dụng trong việc phát triển lâm nghiệp. Nên bước đầu thử nghiệm một mô hình quy hoạch từ dưới lên trên có sự tham gia của người dân địa phương, phân bổ lại nguồn đất sản xuất nông nghiệp cho người nghèo. Quy hoạch này phải đáp ứng những hình thức hoạt động kinh tế và sử dụng đất của người dân phù hợp với những chuẩn mực kinh tế, xã hội và môi trường của sự PTBV.
Giao đất lâm nghiệp
Trên cơ sở quy hoạch lại đất có sự tham gia đã đề cập ở trên, địa phương có thể tiến hành giao những vùng đất rừng trung niên tại Lạc Dương cho người dân tại địa phương tiến hành trồng tỉa thưa, phát triển sản xuất gỗ củi bền vững. Việc giao đất lâm nghiệp này phải dựa trên nguyên tắc công bằng và đồng thuận khi chia sẻ những lợi ích thu được từ đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó cần tiến đến xem xét thử nghiệm cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho người dân, điều này khuyến khích sự hợp tác trong các chương trình hành động tập thể.
Một kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng qua 5 bước đã được nghiên cứu tại tỉnh Gia Lai có thể được áp dụng tại địa phương sau khi đã tiến hành giao đất giao rừng cho người dân và người dân đã có quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Thứ 2 là điều tra, giám sát tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân. Sau đó là lập kế hoạch phát triển kỹ thuật trên các trạng thái rừng, đất rừng dựa vào cộng đồng. Bước 4 là lập một kế hoạch kinh doanh rừng sản xuất gỗ củi có sự tham gia. Cần thiết kế một kế hoạch chặt chọn luân phiên chu kỳ ngắn, cường độ nhỏ nhằm đảm bảo ổn định cấu trúc rừng và đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ củi trong đời sống cộng đồng và có thu nhập ổn định từ sản lượng khai thác.
Giao khoán quản lý bảo vệ rừng
Các hợp đồng khoán QLBVR cần được xem xét lại trên cơ sở có sự tham gia của người dân địa phương phối hợp với ban quản lý rừng để đạt được sự đồng thuận trong các điều khoản nội dung quản lý bảo vệ cũng như trách nhiệm và quyền lợi của các bên nhận khoán, giao khoán và thời gian của hợp đồng. Việc khen thưởng kịp thời các nhóm hộ tích cực trong công tác QLBVR cũng là một động lực không thể thiếu trong công tác giao khoán này.
Theo nguyện vọng người dân, ban quản lý rừng nên tiến hành xem xét việc giao khoán thêm diện tích rừng để người dân quản lý bảo vệ đủ bù với công sức mà người dân bỏ ra. Người dân mong muốn được sử dụng các lâm sản ngoài gỗ và chăn thả gia súc, và được canh tác trên những nương rẫy cũ của họ cho nên các điều
khoản hợp đồng nên tính đến nhu cầu này của người dân. Hình thành các tổ tự quản tham gia chăm sóc, quản lý và xây dựng vốn rừng. Cùng với sự hỗ trợ về tổ chức cộng đồng, cần thử nghiệm những hình thức giao khoán mới cho cộng đồng quản lý theo hình thức tài sản công và chia sẻ lợi ích từ việc quản lý rừng thay vì trông chờ sự bao cấp của Nhà nước theo đơn giá như hiện nay. Các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia thảo luận, đề ra hương ước quản lý rừng, phân công trách nhiệm, thực hiện giám sát và quy định cơ chế chia sẻ lợi ích do việc quản lý tài sản công này cho từng thành viên một cách công bằng và dân chủ. Mặt khác, đối với các chương trình hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế cho người dân địa phương cần thiết phải có các chương trình khuyến nông, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, thâm canh trên chính diện tích đất nông nghiệp của mình với mức độ tương ứng với nhận thức còn hạn chế của người dân để khuyến khích xây dựng các hệ thống sản xuất bền vững hơn, trách nhiệm mở rộng diện tích đất nông nghiệp không cần thiết.
Tổ chức cộng đồng
Tổ chức cộng đồng là bước quan trọng để thúc đẩy các chương trình hành động tập thể của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng ở cơ sở:
- Phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn là những người đứng ra tổ chức cho các hộ gia đình thực hiện theo các hương ước, quy ước và các cam kết bảo vệ rừng, an toàn lửa rừng đã ký giữa BQL và từng hộ, nhóm hộ, dòng họ hoặc thôn … dưới hình thức hoàn toàn tự nguyện.
- Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sẽ là hạt nhân gắn liền giữa các tổ chức đoàn thể xã hội và cộng đồng dân cư, tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa chính sách pháp luật của Nhà nước với luật tục của địa phương, tạo thêm sức mạnh tổng hợp thực hiện công tác bảo tồn.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể, trường học … Trước hết là người đứng đầu phải có nhận thức đúng đắn về công tác QLBVR nói chung, bảo tồn nói riêng, giáo dục, vận động các thành viên của đơn vị mình tham gia phối hợp với BQL thực hiện tốt công tác bảo tồn.
Các giải pháp hỗ trợ
- Tín dụng: vốn sản xuất là vấn đề ưu tiên vì phần lớn cộng đồng tại đây thiếu vốn, sản xuất kém, nghèo khó, đông con, có hộ phải thường xuyên đi làm thuê và đi vay tiền rồi trả nợ bằng nông sản để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày. Do không có tài sản thế chấp nên người dân không thể tự đi vay tại các ngân hàng địa phương, người dân trông chờ nhiều vào sự giúp đỡ của chính quyền trong các chương trình cho vay để phát triển sản xuất cũng như xóa đói giảm nghèo. Do đó, cần nghiên cứu tiến hành xây dựng thử nghiệm một hệ thống tín dụng hữu hiệu trên cơ sở điều tra lại tình hình đói nghèo thực tế tại địa phương, ưu tiên cho những hộ nghèo nhằm tránh việc nguồn tín dụng cho vay không đúng người.
- Phát triển cộng đồng: cần tăng cường các hoạt động giáo dục và y tế để giảm tỷ lệ mù chữ cho những hộ nghèo tại địa phương, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Cần thực hiện các biện pháp tích cực hạn chế mức tăng dân số và nhập cư. Về mặt xã hội, trong cộng đồng dân cư miền núi, với tình trạng bất bình đẳng trong phân công lao động gia đình, người phụ nữ vừa phải làm công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, vừa phải chăm lo công việc sản xuất. Vì vậy, người phụ nữ ít có cơ hội học tập, giao tiếp và tham gia các sinh hoạt cộng đồng. Trong việc tiếp cận các nguồn lực như đất đai, tín dụng … người phụ nữ cũng chưa được chủ động tham gia. Do đó, trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, cần đặc biệt quan tâm vấn đề giới và vai trò lẫn quyền lợi của người phụ nữ. Cụ thể, việc thực hiện bình đẳng giới bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến ngành y tế, văn hóa, giáo dục như chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình văn hóa mới, giảm lao động nặng nhọc cho phụ nữ K’Ho ở trong gia đình và ngoài xã hội.
- Tuyên truyền theo từng nhóm đối tượng:
+ Đối với người đang trong độ tuổi đến trường chúng ta nên tăng cường tuyên truyền các buổi ngoại khóa trên lớp, tổ chức các cuộc thi ở trường học.
+ Đối với người già tuyên truyền phổ biến bảo tồn ĐDSH trong hương ước thôn, xóm tại các cuộc họp thôn, các cuộc họp của Hội người cao tuổi.
+ Đối với trung niên tuyên truyền trong các cuộc họp thôn, xóm, hội nông dân, mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh …
+ Đối với thanh niên tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các buổi sinh hoạt Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Đối với phụ nữ đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các cuộc họp của Hội phụ nữ, chị em giúp đỡ nhau trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống trong gia đình.