Tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà 1 Hoạt động trực tiếp

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 28)

1.2.3.1. Hoạt động trực tiếp

Có ba dạng hợp đồng quản lý rừng khác nhau: Chương trình đầu tiên được đưa ra bởi quyết định 661 trong chương trình 5 triệu hecta rừng. Chương trình thứ hai là dựa trên thử nghiệm về việc chi trả dịch vụ môi trường (PES, 2009), cố gắng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường theo cơ chế thị trường. Dựa vào đặc tính của rừng, các cơ quan đã lập nên những khu vực thuộc các chương trình khác nhau. Thêm vào đó, chương trình thứ ba là sự kết hợp của hai nguồn vốn: chương trình 661 của quốc gia và theo quyết định 30A của tỉnh Lâm Đồng để hỗ trợ cho các hộ gia đình nhận khoán quản lý và bảo vệ rừng.

Các chương trình này thật sự không phải là “đồng quản lý” vì (1) mối quan hệ giữa người dân và chủ rừng chỉ là mối quan hệ giữa người cung cấp sức lao động và người chủ trả công cho dịch vụ bảo vệ rừng; (2) đất rừng được giao cho khoán quản lý bảo vệ không nằm trong địa bàn thôn; (3) hợp đồng dựa vào cá thể hộ và sự hợp tác giữa các hộ, phụ thuộc chính vào các nhóm trưởng; (4) tranh cãi xuất hiện khi tiền trả khoán bảo vệ không dựa vào sự khó khăn của công việc mà dựa trên một mức quy định cứng của các chương trình. Hiện nay có ba mức chi trả được áp dụng, mức cao nhất được trả bởi chương trình “Chi trả dịch vụ môi trường” (PES) (Hoàng Hữu Cải và ctv, 2011; UBND tỉnh Lâm Đồng, VQG Bidoup – Núi Bà, 2013).

Bảng 1.1. Hạng mục giao khoán toàn vườn

Hạng mục ĐVT Năm thực hiện 2008 2009 2010 2011 2012 Giao khoán toàn vườn Diện tích Ha 30.047,07 30.047,07 35.849,40 38.780,40 39.394,06 Số hộ Hộ 1.000 944 930 1.138 1.151 Kinh phí đồng 3.004.707.000 4.571.004.300 8.487.996.000 11.199.452.480 12.642.314.520 Chi trả DVMTR Diện tích Ha 12.984,84 16.416,00 17.092,86 37.055,90 Số hộ Hộ 375 443 476 1.084

Kinh phí đồng 3.765.603.600 4.760.640.000 6.837.144.000 12.006.335.000

(Nguồn: Phòng kỹ thuật và nghiên cứu khoa học, 2013)

Bảng 1.2. Mức chi trả khác nhau của các chương trình KQLBVR

Loại chương trình Đơn giá

(đồng/ha/năm) Ghi chú

Chi trả dịch vụ môi trường 290.000

Chương trình 661 100.000

Chương trình 30A 100.000 Hỗ trợ cho các hộ nghèo Hợp đồng từ các công ty nhận

rừng

100.000

(Nguồn: Hoàng Hữu Cải và ctv, 2011)

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w