4. Vì nhiệm vụ 22 300 150 707 5 Hợp tác000000
3.3.2.1. Giải pháp lâu dà
Mục tiêu lâu dài: bảo tồn tính đa dạng sinh học, bao gồm các hệ sinh thái, loài, nguồn gien và các chức năng của chúng, phục vụ cho sự nghiệp PTBV.
Trong điều kiện cụ thể và đặc thù của VQG Bidoup – Núi Bà, cần thực hiện 4 nhóm pháp tổng thể sau:
- Lồng ghép công tác bảo tồn vào kế hoạch phát triển KT – XH của huyện Lạc Dương
Nghiên cứu lịch sử phát triển của huyện Lạc Dương đã chỉ ra rằng hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH có mối liên kết và tác động qua lại rất chặt chẽ với các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Những chính sách lớn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của huyện Lạc Dương nói chung và của xã Đa Nhim nói riêng bao gồm chính sách định canh định cư cho đồng bào dân tộc, các chính sách phát triển nông nghiệp và sử dụng đất, các chính sách lâm nghiệp, giao đất giao rừng, chương trình 134, 135 và 5 triệu ha rừng và các chương trình xoá đói giảm nghèo. Vì người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng nên gắn kết quyền lợi kinh tế của người dân với quyền lợi bảo vệ rừng là hết sức quan trọng. Đây cũng chính là cơ sở để gắn kết các chính sách phát triển kinh tế xã hội, nhất là các vùng đệm, với mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn ĐDSH. Do đó việc lồng ghép công tác bảo tồn với chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện phải luôn chú ý đến đặc thù dân tộc, truyền thống văn hoá và kinh nghiệm bản địa của các dân tộc trong sử dụng tài nguyên.
Mục tiêu 1: tăng cường hợp tác quản lý VQG và bảo tồn ĐDSH.
+ Tăng cường công tác quản lý vùng đệm để hỗ trợ cho sự nghiệp bảo tồn
ĐDSH ở VQG.
+ Tăng cường tham khảo ý kiến cộng đồng trong công tác bảo tồn và quản lý
VQG nhằm đảm bảo là có sự tham gia đầy đủ của các nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ. Để khuyến khích người dân đóng góp ý kiến, trong một số trường hợp cần lồng
ghép sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định bằng cách tổ chức các cuộc họp chỉ có đại diện của phụ nữ.
Mục tiêu 2: hạn chế việc khai thác củi làm nhiên liệu và đảm bảo sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ.
+ Phát triển các nguồn năng lượng thay thế củi như than, khí đốt, khí đốt sinh
học, các nhà máy thủy điện quy mô nhỏ, năng lượng mặt trời và gió. Khuyến khích sử dụng công nghệ đốt nóng và đun nấu tiết kiệm năng lượng.
+ Cải thiện các chính sách và xây dựng các mô hình phát triển vùng đệm. Xây
dựng các mô hình trồng cây làm củi phân tán và tập trung.
+ Xây dựng và ứng dụng rộng rãi việc thực hiện các dự án trình diễn về sử dụng các sản phẩm ngoài gỗ và trồng cây thuốc.
Mục tiêu 3: nâng cao việc thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
+ Xây dựng chính sách phòng cháy chữa cháy rừng cho VQG. Thành lập các
tổ chức xã hội về phòng cháy rừng, bao gồm lực lượng giám sát và kiểm soát từ TW tới tỉnh, huyện, xã và thôn bản. Lập kế hoạch và cung cấp trang thiết bị về chữa cháy rừng.
+ Tổng kết kinh nghiệm quản lý công tác phòng cháy chữa cháy rừng dựa vào
các phương pháp truyền thống. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng.
Mục tiêu 4: giảm lấn chiếm đất lâm nghiệp.
+ Xây dựng bản đồ sử dụng đất ở cấp huyện và xã. Hoàn thành công tác giao
đất giao rừng nhất quán với các mục tiêu quản lý VQG cho người dân sống ở vùng đệm.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp phù hợp về
mặt sinh thái. Xây dựng các mô hình trang trại nông – lâm nghiệp, tăng cường các hoạt động chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
Mục tiêu 5: kiểm soát các loài động, thực vật nhập nội và làm giàu rừng.
+ Nghiên cứu và thúc đẩy việc sử dụng cây bản địa để làm giàu rừng tự nhiên
đã bị xuống cấp ở trong vườn quốc gia hay để trồng bổ sung trong Chương trình 5 triệu ha rừng.
+ Đào tạo người dân địa phương về cách nhận dạng, phân loại, trồng và chăm sóc cây bản địa.
- Tăng cường năng lực quản lý, nghiên cứu và hợp tác quốc tế cho Ban quản lý VQG
Cũng như ở nhiều KBT của cả nước, VQG Bidoup – Núi Bà hiện đang gặp nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Ban quản lý phải sớm khắc phục thì mới có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giao của mình.
Mục tiêu 1: nâng cao kỹ năng về nghiệp vụ quản lý hệ sinh thái, thu nhận và xử lý thông tin cho cán bộ quản lý và kỹ thuật.
+ Tổ chức các lớp đào tạo về nâng cao kỹ năng quản lý và áp dụng kỹ thuật hiện đại và sử dụng thiết bị hiện trường cho các kỹ thuật viên trong VQG.
Mục tiêu 2: tăng cường ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào quản lý VQG.
+ Tổ chức các lớp học và bồi dưỡng về GIS, xây dựng các báo cáo và sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu cho các cán bộ quản lý.
Mục tiêu 3: tăng cường công tác quản lý du lịch sinh thái và kỹ năng giám sát tác động môi trường của các hoạt động du lịch ở VQG.
+ Các khóa đào tạo cho các nhà quản lý và cán bộ hiện trường ở VQG về quản lý du lịch sinh thái, cung cấp dịch vụ cho du khách, giám sát việc sử dụng và tác động.
+ Tổ chức các cuộc họp, diễn đàn, hội thảo khoa học … về du lịch sinh thái cho các nhà quản lý, nhà lập chính sách, cán bộ thừa hành pháp luật, công ty và hướng dẫn viên du lịch, các nhà quản lý khách sạn, các nhà bảo tồn và các cộng đồng địa phương.
- Đầu tư và phát triển KT – XH trong vùng đệm
Mục tiêu: phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, phát triển ngành nghề để tạo điều kiện cho nông dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, ít phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên rừng.
+ Xác định những ngành nghề kinh tế (chăn nuôi …), ngành nghề phụ phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, phù hợp với điều kiện của địa phương.
+ Hướng dẫn những kỹ thuật phát triển ngành nghề đó và hướng dẫn người dân biết phân tích nhu cầu thị trường nhằm lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.
+ Khuyến khích người dân nhận giao khoán bảo vệ rừng với chế độ thù lao phù hợp và có gắn kết giữa bảo vệ rừng với việc đem lại lợi ích kinh tế.
Các hoạt động có thể thực hiện:
+ Các ngân hàng ưu tiên cho những hộ nghèo và những hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng được vay vốn để chăn nuôi bò với lãi suất ưu đãi.
+ Ban quản lý VQG Bidoup – Núi Bà kết hợp với UBND xã Đa Nhim thông qua dự án phát triển vùng đệm mời chuyên gia tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi gia súc cho người dân.
+ UBND xã Đa Nhim và BQL VQG Bidoup – Núi Bà nghiên cứu quy hoạch vùng trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Bảng 3.26. Kế hoạch phát triển kinh tế vùng đệm
TT Hoạt động Thời gian Cơ quan thực hiện Kết quả mong đợi
1 Cho người dân vay vốn chăn nuôi bò với lãi suất ưu đãi
1 tháng sau khi người dân đệ trình kế hoạch vay vốn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách
Sau 1 năm thực hiện 100 % những hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng được vay vốn
2 Tổ chức tập huấn chăn nuôi bò năng suất cao
1 năm 2 lần Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng
Tổ chức tập huấn cho toàn bộ hội viên hội nông dân
3 Quy hoạch khu vực trồng cỏ chăn nuôi bò
Năm 2014 Xã cùng phối hợp với VQG
Chuyển đổi các vùng đất canh tác năng suất thấp thành khu vực trồng cỏ chăn nuôi bò 4 Nghiên cứu phát triển mô hình du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Năm 2014 Vườn quốc gia Hình thành được một chương trình du lịch sinh thái
Việc đầu tư và phát triển vùng đệm cần xem xét đến các khía cạnh được trình bày ở Bảng 3.27 sau đây:
Bảng 3.27. Ma trận lựa chọn đánh giá các hoạt động
Tên hoạt động Nhân tố đánh giá
Điểm số (Điểm số lớn được lựa chọn)
4 3 2 1
I. Xem xét đến mục tiêu bảo tồn (hoặc có mối liên hệ với công tác bảo tồn) Hoạt động là một biện pháp can thiệp bảo tồn □ Các hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với công tác bảo tồn □ Các hoạt động liên quan đến bảo tồn và phát triển □ Các hoạt động có trọng tâm chủ yếu là phát triển □ II. Xem xét về kinh tế - xã hội Đối tượng hưởng lợi có mức thu nhập thấp □ Đối tượng hưởng lợi có mức thu nhập trung bình □ Đối tượng hưởng lợi có mức thu nhập cao □ III. Xem xét đến các chính sách của Nhà nước Nhà nước chưa thực hiện hoạt động này □ Các hoạt động phù hợp với chính sách của Nhà nước □ Nhà nước có chính sách khác hoặc đối lập với hoạt động □
IV. Vai trò cụ thể (Không tính điểm): Các hoạt động… … hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bền vững □ … hỗ trợ đa dạng hóa nông nghiệp □ … thúc đẩy sử dụng tài nguyên mà không khai thác □ … thúc đẩy sử dụng nhiều lần một tài nguyên □ … hỗ trợ việc quản lý VQG Bidoup – Núi Bà □
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thu hút cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn
Trước các áp lực đối với ĐDSH và các hệ quả môi trường do sự mất rừng, tăng cường công tác giáo dục về môi trường, về vai trò của hệ sinh thái rừng và về các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trở nên cấp bách. Tuy nhiên, các phương pháp truyền thông cổ điển tỏ ra kém hiệu quả trong những cộng đồng mà người dân
còn nghèo, phụ thuộc vào tài nguyên rừng và gồm phần lớn là người dân tộc K’Ho. Do đó, chiến lược giáo dục môi trường có hiệu quả đối với khu vực nghiên cứu có thể là:
+ Dựa trên một khu rừng kiểu mẫu được thiết lập và do cộng đồng quản lý để dùng làm “trường học trên hiện trường”, như trong cách tiếp cận “trường học của nông dân trên đồng ruộng”. Khu rừng kiểu mẫu này sẽ từng bước được phát triển để trở thành trung tâm học tập của cộng đồng và là nơi thu hút các hoạt động du lịch sinh thái.
+ Ngoài ra có thể thực hiện tuyên truyền trên loa phát thanh; tuyên truyền tận người dân tổ, thông qua các buổi họp của đoàn thanh niên, hội phụ nữ; tổ chức những cuộc gặp gỡ để vận động nhân dân; thường xuyên chiếu phim tuyên truyền về bảo vệ rừng; dán áp phích tuyên truyền ở văn phòng, trường học.
Bảng 3.28. Kế hoạch tuyên truyền bảo tồn ĐDSH
TT Hoạt động Thời gian Cơ quan thực hiện Kết quả mong đợi
1 Tuyên truyền trên loa phát thanh
17h tới 17h15 thứ 4 và thứ 7 hàng tuần
UBND xã Người dân hiểu được ý nghĩa của bảo tồn ĐDSH
2 Tuyên truyền tận người dân tổ, thông qua các buổi họp của đoàn thanh niên, hội phụ nữ
Các buổi họp hàng tháng, theo kế hoạch riêng của từng đơn vị
Đoàn thanh niên, hội
phụ nữ Sau 1 năm thực hiện, các hội viên cam kết không tham gia vào các hoạt động gây hại tới tài nguyên rừng
3 Tổ chức những cuộc gặp gỡ để
vận động nhân dân Thường xuyên Cán bộ kiểm lâm địabàn Sau 1 năm thực hiện số vụ vi phạm sẽ giảm 50 % 4 Tổ chức chiếu phim và hội
diễn văn nghệ tuyên truyền về bảo vệ rừng
1 năm 1 lần vào ngày môi trường thế giới 5/6
Đoàn thanh niên, vườn quốc gia
Thông qua hoạt động người dân hiểu được ý nghĩa của bảo tồn ĐDSH 5 Dán áp phích tuyên truyền ở
văn phòng, trường học Đoàn thanh niên Các em học sinh hiểu biết về hậu quả của sự suy giảm ĐDSH 6 Tổ chức các lớp tập huấn về
chuyên môn nâng cao cho các đoàn thể xã
1 lần/năm VQG Các thành viên trong đội tuyên truyền của đoàn thanh niên, hội phụ nữ được tập huấn chuyên sâu về chuyên môn và kỹ năng tuyên truyền
Mục tiêu 1:nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn ĐDSH.
+ Xây dựng các chương trình giáo dục và tiến hành nâng cao nhận thức về ĐDSH và VQG cho các nhóm cộng đồng.
+ Tạo cơ hội để mọi người có thể tiếp cận các thông tin về ĐDSH và VQG. + Đào tạo cán bộ truyền thông về bảo tồn ĐDSH và bảo vệ VQG. Họ sẽ là cán bộ chính chịu trách nhiệm nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH.
+ Chủ động thu hút các tổ chức xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh) và cộng đồng địa phương vào công tác lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức.
Mục tiêu 2: tăng cường sự tham gia của các cộng đồng địa phương vào việc lập kế hoạch và xây dựng các dự án đầu tư nhằm tăng tính khả thi, hiệu quả KTXH và kết quả của dự án/chương trình trong vùng đệm và VQG.
+ Xây dựng một khung pháp lý giúp huy động sự tham gia của cộng đồng vào phát triển vùng đệm và VQG.
+ Tăng cường vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong việc đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển.
Mục tiêu 3: tăng cường trách nhiệm của người dân đối với các vấn đề bảo tồn ĐDSH và sử dụng tài nguyên tại địa phương.
+ Lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường vào các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển KT – XH và xây dựng các mô hình trình diễn mang tính hiệu quả kinh tế. Tăng cường công tác giáo dục trách nhiệm của thanh niên, thông qua các trường học, phong trào thanh thiếu niên và các tổ chức quần chúng ở địa phương.
+ Khuyến khích các tổ chức Phi Chính phủ chủ động hơn trong chuyển giao kiến thức, nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ việc quản lý VQG và phát triển vùng đệm, nhất là hoạt động nông lâm nghiệp.
Mục tiêu 4: thiết lập các chính sách ngăn chặn sự gia tăng dân số, mở rộng khu vực định cư trong VQG và khuyến khích việc tự giác tái định cư từ bên trong ra bên ngoài VQG.
+ Xây dựng các chính sách và khung pháp luật ngăn chặn việc tăng số hộ. Hành động này phải gắn liền với việc cung cấp đất phù hợp, cải thiện dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng ở trong hay ngoài ranh giới VQG.
+ Phục hồi các vùng đất hoang hóa trong VQG với sự tham gia của cộng đồng.